10
Share:
Có rất nhiều lý do khiến Nhân viên quyết định nghỉ việc, rời bỏ một công ty. Sau khá nhiều năm đi làm, kinh nghiệm cá nhân mình quan sát thì thấy có một số lý do phổ biến như sau:
 

1️⃣ NV thấy không được phát huy hết năng lực của mình ở môi trường đó

Có thể là do tính chất công việc của Cty/team đó hoặc do sếp giao việc chưa phù hợp
Nếu là NV thì mình có thể chủ động trao đổi với sếp về suy nghĩ, nguyện vọng của mình; Nếu là sếp thì chịu khó trao đổi với NV ít nhất 1 quý/lần để còn sửa sai kịp nếu muốn.
Ở Google, khi triển khai OKRs họ đã đưa ra cách quản lý công việc theo mô hình CFRs, đây là cách thực hiện quản lý công việc của cấp trên đối với cấp dưới (Tóm tắt từ quyển sách LÀM ĐIỀU QUAN TRỌNG)
           ✅ Conversations: Trao đổi
 ✅ Feedback: Phản hồi
 ✅ Recognition: Công nhận
✍️ Conversations – Trao đổi
  • Thiết lập mục tiêu và đánh giá
  • Cập nhật tiến trình thực hiện hàng tuần
  • Chỉ dẫn cho nhau để phát triển nghề nghiệp
  • Kiểm tra biểu hiện công việc
✍️ Feedback – Phản hồi
Cty nên có cơ chế phản hồi 2 chiều giữa NV và quản lý
 
✍️ Recognition – Công nhận
  • Thiết lập tiêu chuẩn rõ ràng → Thành tích của tháng, quý
  • Chia sẻ các câu chuyện được công nhận bằng các phương tiện truyền thông nội bộ
  • Công nhận theo cả hàng ngang và làm cho sự công nhận diễn ra thường xuyên. Tán dương cả những thành tích nhỏ

2️⃣ NV cảm thấy mù mờ về chiến lược, định hướng phát triển của team/cty/product

Lý do này thường thấy phổ biến ở startup. Nguyên nhân chính là do lãnh đạo không chia sẻ hoặc chia sẻ nhưng không rõ ràng
Phần cuối trong quyển sách Làm điều quan trọng chia sẻ về cách triển khai OKRs ở Google tác giả có đề cập đến văn hoá doanh nghiệp đó là Văn hoá minh bạch
 

3️⃣ Cảm thấy mình không được ghi nhận đúng đắn hoặc không công bằng sau những kỳ đánh giá hiệu quả công việc, review lương thưởng.

Thường xảy ra ở các công ty chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả công việc hoặc có nhưng làm qua loa cho có mà chưa đầu tư bài bản dẫn đến việc đánh giá cảm tính. Chỗ này kỹ năng giao việc, xác lập các hạng mục công việc, chỉ tiêu, phân công giao việc, ghi nhận, phản hồi của các sếp là rất quan trọng, đa phần Manager trẻ thường chưa được trang bị những kỹ năng này.
 
Đây chính là những nguyên nhân sâu xa phổ biến, là những mồi lửa âm ỉ để khi có thêm chất xúc tác nhẹ là sự mời gọi của các bạn Recruiter thì NV sẵn sàng xem xét các cơ hội mới. Phần lớn nguyên nhân đểu bị ảnh hưởng bởi sếp trực tiếp, vậy nên thường NV ít khi rời bỏ cty, họ chỉ rời bỏ sếp vì thu nhập tốt hơn. Ở góc độ người đi làm thuê mình nghĩ đa phần mọi người đi làm đều không thích nhảy việc.
 
*Photo: Internet