ĐƯA RA PHÊ BÌNH
- Áp dụng quy tắc:
- Đi thẳng vào vấn đề, không phải con người;
- Đề cập các dữ liệu, con số cụ thể;
- Tránh đề cập thái độ hay tính cách.
- Áp dụng “Tự kiểm tra” (Self-test): Tại sao tôi đưa ra phê bình?
- Giữ trong đầu mục tiêu là giải quyết vấn đề (không phải để trút giận)
- Nếu bạn đang giận dữ, tốt nhất hãy đợi trong giây lát
3. Sử dụng công thức EPM:
Empathize (Đồng cảm):
- Đặt mình vào vị trí người khác, nhìn vấn đề từ quan điểm người khác
- Nói điều gì đó chứng minh cho sự đồng cảm của bạn (Cái này rất quan trọng)
- Trình bày thật chậm cho thấy bạn hợp lý
Pinpoint problem (Xác định vấn đề):
- Xác định hành động cụ thể mà bạn không hài lòng
- Nhớ là ”Đi thẳng vào vấn đề, không phải con người”. Điều này rất quan trọng
- Sau đó không nên nhắc đi nhắc lại vấn đề
Move forward (Hướng về phía trước):
- Bạn phải thực sự mong muốn tình hình được cải thiện, vì vậy tiến đến tìm kiếm một giải pháp
- Với cấp dưới đưa ra hướng dẫn hay trình tự giải quyết rõ ràng
- Với cấp trên hoặc đồng nghiệp hãy mở ra hướng thảo luận
Lưu ý quan trọng: KHÔNG dùng từ “nhưng” hay “tuy nhiên” giữa E (Empathize) và P (Pinpoint problem) vì đây là từ mang ý nghĩa phủ định tiêu cực và nó sẽ hủy đi những điều tích cực đã nói trước đó.
ĐÓN NHẬN PHÊ BÌNH
Trước khi nhận phê bình cần chuẩn bị tinh thần: Đây là cơ hội học tập , nên tìm kiếm cơ hội học tập ở các cấp độ khác nhau:
- Thực tế: Phê bình về các vấn đề thực tế của bản thân, có dẫn chứng cụ thể
- Các vấn đề về nhận thức hay giao tiếp: Mỗi người có quan điểm sống khác nhau nên nhận thức vấn đề khác nhau
- Các vấn đề về những mối quan hệ chưa được giải quyết: Người ta thường khó chịu với những thứ mà họ chưa nói được
Phương pháp 4A:
- Anticipate (Dự đoán):
Tự hỏi tôi có thể học được gì => Lặp lại câu hỏi khi bạn tăng tính phòng thủ hoặc giận dữ
- Ask questions (Đặt câu hỏi):
Đặt câu hỏi, yêu cầu ví dụ. Đảm bảo rằng bạn biết chính xác hành vi nào mình bị phê bình, cung cấp thêm thông tin cho người phê bình nếu cần thiết vì đôi khi nó chỉ là hiện tượng, không phải bản chất.
- Agree with something (Đồng tình cái gì đó):
Cố gắng tìm một số điểm để đồng tình, nó có thể là những nguyên tắc chung hay một phần của sự việc. Lặp lại việc tìm kiếm một điểm để đồng ý.
- Analyze (Phân tích):
Nghĩ về những điều mình đã bị phê bình, phân tích nhiều khía cạnh hơn, tìm kiếm giải pháp khắc phục (Nhờ người phê bình gợi ý giải pháp)
Cuối cùng, hãy nhớ nói lời CẢM ƠN với người đã phê bình mình.
Tháng 5/2016
*Photo: Internet