10
Share:
Nhân dịp đọc bài chia sẻ của một tiền bối trong nghề, Thanh xin phép chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về các câu hỏi bên dưới. Thanh cũng copy lại một phần bài viết để các bạn quan tâm tiện theo dõi và góc nhìn của Thanh kèm theo.

1️⃣ Ý nghĩa của câu: Tại sao bạn lại nghỉ công ty cũ?

Có thể là hình ảnh về văn bản

Có thể dùng để:Tìm hiểu yếu tố khiến NLĐ không hài lòng về công ty cũ, từ đó xem xét ở công ty mình thì có các yếu tố tương tự hay không và đánh giá sự phù hợp đối với công ty mình.
Tất nhiên các bạn lưu ý, ứng viên giờ khá sành sỏi, nên thường chuẩn bị khá kỹ cho các câu hỏi phỏng vấn nên chúng ta cần có nhiều câu hỏi dạng tình huống để ứng viên giải quyết vấn đề thay vì bằng hỏi các câu hỏi lý thuyết.
Với câu hỏi này các bạn có thể dùng ngôn từ khác, cách tiếp cận khác, hoặc đưa ra tình huống để đạt được mục đích hỏi.
?Góc nhìn của Thanh: Thông thường hỏi câu này câu trả lời chúng ta hay nhận được là: Tôi muốn thay đổi môi trường, Tôi muốn công việc có nhiều cơ hội phát triển,…nói chung là câu trả lời thường rất chung chung, không có giá trị lắm để người hỏi nhận định, đánh giá.
Hồi trước mình cũng hay hỏi câu này nhưng bỏ lâu rồi. Giờ hay hỏi theo dạng: Bạn thích/không thích gì ở công ty cũ/hiện tại. Và dĩ nhiên còn một loạt thủ thuật khác đi kèm với câu hỏi này để khai thác được điều mình muốn biết: Động cơ khiến UV muốn thay đổi công việc và điều họ mong muốn ở công việc mới. Do đây là một phần trong khoá học KỸ NĂNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU nên mình xin phép không chia sẻ chi tiết.

2️⃣ Ý nghĩa của câu: Điểm yếu của bạn là gì?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Ý nghĩa của câu: Điểm yếu của bạn là gì? Có thể dùng để đánh giá khả năng tự đánh giá của ứng viên. Bởi vì, nếu tự mình không đánh giá được chính mình thì cách nhìn nhận và đánh giá mình về người khác có thể thiếu sự tinh tế. Hoặc hiểu được mình mạnh yếu cũng là để ứng viên tự đánh giá mình phù hợp với công việc đang cần tuyển hay không...'
 
Có thể dùng để: đánh giá khả năng tự đánh giá của ứng viên. Bởi vì, nếu tự mình không đánh giá được chính mình thì cách nhìn nhận và đánh giá mình về người khác có thể thiếu sự tinh tế. Hoặc hiểu được mình mạnh yếu cũng là để ứng viên tự đánh giá mình phù hợp với công việc đang cần tuyển hay không…
? Góc nhìn của Thanh: Mình có phần đồng tình với góc nhìn hỏi để đánh giá năng lực tự đánh giá của UV, tuy nhiên để đánh giá được năng lực này thì cũng khó vì người hỏi cũng không có nhiều căn cứ để đánh giá những gì UV nói. Hơn nữa kiểu phỏng này khá là truyền thống, 7-8 năm trước dùng thì ok, hiện tại UV gần như đều có sự chuẩn bị rất kỹ cho câu hỏi này nên người hỏi rất khó để khai thác điều mình thực sự muốn biết.
Câu hỏi này chúng ta có thể thay đổi một chút và thường mình thấy hiệu quả hơn:
❓Bạn dự định/mong muốn mình sẽ trau dồi, phát triển thêm những năng lực nào cho mình trong thời gian tới?
❓Điều gì thôi thúc bạn phải trau dồi thêm những năng lực này?
Ngoài ra để đánh giá thêm về năng lực tự đánh giá của UV mình thường gợi mở và trông chờ vào cách mà UV đặt câu hỏi tìm hiểu thêm về Job và đó hỏi UV để khai thác thêm. Đồng thời mình cũng hay dùng các câu hỏi phỏng vấn hành vi để thông qua các câu chuyện của UV mà có thêm thông tin về cách mà họ đã thực hiện công việc, từ đó liên kết để nhận định thêm.
Một câu hỏi khác có thể cân nhắc để thay thế câu hỏi này: Đâu là thất bại lớn nhất của bạn từ trước đến giờ? Điều gì khiến bạn chọn đây là thất bại lớn nhất?
—–

3️⃣ Ý nghĩa của câu: Tại sao chúng tôi phải lựa chọn bạn?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Ý nghĩa của câu: Tại sao chúng tôi phải lựa chọn bạn? Có thể dùng để đánh giá sự tự tin, bản lĩnh của ứng viên, khả năng ứng biến linh hoạt và chứng minh giá trị của mình với nhà tuyển dụng. Có thể không đong đếm được bằng lời điều quan trọng là cách nói của ứng viên về câu hỏi này. Câu này không có câu trả lời Đúng- Sai. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng cách khác để làm rõ mục đích câu hỏi này.'
 
Có thể dùng để: đánh giá sự tự tin, bản lĩnh của ứng viên, khả năng ứng biến linh hoạt và chứng minh giá trị của mình với nhà tuyển dụng. Có thể không đong đếm được bằng lời điều quan trọng là cách nói của ứng viên về câu hỏi này.
Câu này không có câu trả lời Đúng – Sai.
Tuy nhiên chúng ta có thể dùng cách khác để làm rõ mục đích câu hỏi này.
? Góc nhìn của Thanh:Sau này mình cũng rất ít khi hỏi câu này vì cũng như câu trên, đây là câu hỏi rất quen thuộc nên UV gần như đều có sự chuẩn bị. Hơn nữa khi hỏi câu này rất dễ gây cho UV có suy nghĩ Nhà TD thách thức, đánh đố mình, từ đó nảy sinh tâm lý đối đầu, trong khi chúng ta đang tìm người để mời họ về hợp tác.
Cùng với ý tương tự, cuối buổi phỏng vấn mình hay hỏi thêm câu: Bạn có sẵn lòng nhận job này hay không? Còn điều gì khiến bạn e dè, đắn đo? Hoặc: Điều gì khiến bạn quyết định tham gia buổi trao đổi để tìm hiểu cơ hội công việc mới này ở đây?
Dĩ nhiên để có được thông tin cần thiết nhằm giúp mình nhận định thì cần thêm một số kinh nghiệm, thủ thuật liên quan đến việc nắm bắt tâm lý UV, đòi hỏi một chút kỹ năng lắng nghe, khuyến khích kết hợp thêm các câu hỏi gợi mở để UV nhiệt thành chia sẻ.
Nói đúng hơn là câu hỏi là quan trọng nhưng để nhận được câu trả lời có giá trị thì cách hỏi, kỹ năng lắng nghe cũng quan trọng không kém.
 

4️⃣ Ý nghĩa của câu: Bạn sẽ phát triển thế nào trong 3 hay 5 năm nữa?

Cho dù thế giới có tận thế nhưng mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là điều cần thiết. Trước khi có mục tiêu 3- 5 năm thì có mục tiêu ngắn hạn hơn. Điều này thể hiện rõ ràng mục tiêu của ứng viên. Người có mục tiêu rõ ràng cho bản thân thì có thể xây dựng mục tiêu cho đội nhóm hoặc định hướng được hành động rõ ràng.
? Góc nhìn của Thanh: Đây là một câu nên hỏi trong các buổi phỏng vấn tuy nhiên mình thường thay đổi câu hỏi một chút:
Bạn muốn trở thành một người như thế nào trong 1-2 năm tới? Làm thế nào để biết được bạn đã đạt được điều mình muốn trở thành?
Bạn có kế hoạch như thế nào để đạt được điều mình muốn?
Thông thường nếu hỏi hay nói về mục tiêu thì ai cũng có, tuy nhiên đa phần đều chưa rõ ràng mục tiêu của mình, càng hiếm UV có được tầm nhìn rõ ràng cho mình đến 5 năm (Thường những bạn có coach/mentor thì mới có được tầm nhìn này một cách rõ ràng), vậy nên mình chỉ hỏi 1-2 năm tới thôi. Nếu Công ty thực sự có tầm nhìn/kế hoạch/career path 5 năm cho vị trí mình đang tuyển thì cũng nên hỏi tầm nhìn/mục tiêu của UV ở 5 năm tới.
 

5️⃣ Ý nghĩa của câu: “Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sau”

 
Có thể dùng để: đánh giá sự nhạy bén của ứng viên, bởi những ứng viên nhạy bén họ sẽ hỏi lại: thời gian trả lời, deadline, cách thức phản hồi thông tin…và đôi khi thể hiện được sự quan tâm thực sự của ứng viên với công việc này….
Thực tế thì không có câu chuyện “nên” hay “không nên”. Mà là sự linh hoạt trong tuyển dụng. Linh hoạt trong phỏng vấn, trao đổi thông tin. Biến cuộc phỏng vấn này trở thành cuộc trò chuyện thú vị qua cách hỏi, ngôn từ, cách tiếp cận vấn đề, nội dung và mục tiêu để hỏi.
? Góc nhìn của Thanh: Mình sẽ không phát biểu câu này với UV, nếu có mình sẽ nói rõ sẽ liên hệ trong vòng bao lâu và kèm thêm: Nếu sau thời gian đó mà mình chưa liên hệ với UV thì UV cứ chủ động liên hệ với mình để cập nhật tình hình vì có khi mình quên.
Sau buổi phỏng vấn mình sẽ nói rõ với UV:
  • Trong bao lâu thì Công ty sẽ phản hồi cho UV kết quả của buổi PV này;
  • Hình thức phản hồi kết quả là gì;
  • Quy trình tuyển dụng tiếp theo là gì;
  • UV cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn/tuyển chọn tiếp theo (Nếu có).