Mới đây mình ngồi trao đổi với một bạn HRBP trong quá trình mentor, bạn chia sẻ: Sếp em cứ luôn bảo chị đang coaching cho tụi em (Nói với cả team HR vì sếp bạn là HRM) nhưng mà em thấy kỳ lắm anh, tụi em rất khó chịu khi sếp đặt câu hỏi vì khi chị ấy hỏi với thái độ rất thách thức và “thái độ” lắm ah. Em hong biết như vậy có phải là coaching hong anh? Em tìm hiểu thì biết coaching hay lắm chẳng lý nào là vậy ah?
Mình tìm hiểu kỹ câu chuyện được sếp coaching của bạn và khẳng định sếp bạn đang dùng phương pháp coaching, tuy nhiên có vẻ bạn sếp cũng đang mắc phải một số sai lầm mà mình cũng từng trải qua khi ứng dụng coaching:
Trường hợp nào NV đến nhờ hỗ trợ cũng “đè” ra coach, sai lầm này rất phổ biến, sau thời gian mình nhận ra muốn coach phải xem xét tình huống, mong muốn học hỏi của NV, có những tình huống mình chỉ cần trả lời hay hướng dẫn nhanh cho bạn để bạn thực hiện và hoàn thành công việc. Nguyên tắc đầu tiên của coaching là Coachee phải thực sự mong muốn học hỏi và phát triển bản thân. Trong một số tình huống mà bạn NV bên trên chia sẻ thì có những lúc bạn chỉ cần một câu trả lời nhanh gọn của sếp là mọi việc được giải quyết, và có đôi khi việc đó là rất gấp, thế nên không cần coaching gì cả.
Nguyên tắc quan trọng khác của coaching là người Coach và Coachee là bình đẳng, tức là Coach hong được nghĩ hay nhận định là mình giỏi hơn Coachee, coaching là quá trình đồng hành giữa 2 người, có như vậy thì quá trình đặt câu hỏi mới tạo được cảm giác thoải mái cho coachee, kích thích coachee suy nghĩ và phản hồi. Tình huống mình kể trên thì bạn sếp trong qua trình đặt câu hỏi vô tình đã tạo cho NV mình có cảm giác là cái gì chị cũng biết hết nhưng chị không chỉ tụi em để tụi em tự mài mò và phát triển, chị đang giúp và tạo điều kiện cho tụi em đó và thế là NV tụt hết hứng để học hỏi, suy nghĩ.
Một nguyên tắc khác của coaching đó là niềm tin, coach và coachee phải có lòng tin với nhau, đặc biệt coach luôn phải có và thể hiện được niềm tin là coachee hoàn toàn có khả năng để làm hay đạt được điều mà họ mong muốn, từ đó đặt câu hỏi giúp coachee gợi mở nhiều hướng giải quyết, tự tin hơn với giải pháp, quyết định của mình. Ngược lại coachee cũng cần có niềm tin với coach, niềm tin này được xác lập sau vài lần gặp, trao đổi trò chuyện với nhau. Bởi vậy hong phải ai cũng có thể làm coach cho mình. Trong tình huống trên bạn sếp hoàn toàn chưa tạo được sự kết nối và niềm với Nhân viên của mình nên việc áp dụng coaching của bạn chưa hiệu quả là điều dễ hiểu.
Tóm lại là coaching rất hay nhưng rất cũng rất khó, không phải học, biết phương pháp là làm tốt được mà rất cần sự trải nghiệm thực tế thường xuyên để có thể làm đúng.
Không biết các anh, chị Coach khác có những trải nghiệm hay bài học tương tự hong ah?
____________________________________________________________