10
Share:
Dành cho các bạn đang muốn tìm hiểu về công việc Tuyển dụng

Phần 1 – CHỌN NGÀNH HAY CHỌN NGHỀ?

1️⃣ Chọn ngành (industry) trước

Tuyển dụng trên thị trường hiện tại có 3 nhóm chính:
  • Tuyển mass: Tuyển Sales; NV cửa hàng/Siêu thị; CSKH; Lao động phổ thông,…nói chung là tuyển số lượng lớn (Vài chục người/tháng). Khi bạn theo đuổi tuyển mass thì industry không quá quan trọng vì phướng thức, cach làm hay kênh tuyển gần giống nhau, kiến thức về các công việc này cũng rất dễ hiểu và tiếp thu nhanh.
  • Tuyển IT: Đang là trend và chắc sẽ vẫn rất hót trong vài năm nữa vì bây giờ đi đâu cũng nghe chuyển đổi số và các ngành truyền thống thì ngành nào cũng gắn thêm chữ tech (protech; insurtech, fintech, healthtech,…). Đã là tuyển IT thì ngành chắc chắn là IT rồi, không phải bàn
  • Tuyển non IT: Trên thị trường thì Recruiter nhóm này là đông nhất và có thể chia nhỏ theo ngành như: Bán lẻ; Tài chính ngân hàng; FMCG; F&B; Sản xuất/Nhà máy; Xây dựng; Xuất nhập khẩu/Thương mại; Du lịch/Nhà hàng/Khách sạn; Dịch vụ KH….
  • Còn một nhánh khác khá hẹp là tuyển high-level
Dù làm Nhân sự/Tuyển dụng hay Marketing hay Mua hàng/XNK thì kiến thức ngành nghề đều rất quan trọng và khi tuyển dụng các công ty luôn quan tâm đến kiến thức, kinh nghiệm trong mảng ngành nghề của họ bên cạnh chuyên môn của vị trí.
 
Mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng về phương thức làm việc, con người/văn hoá giao tiếp, điều kiện làm việc,…đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có gắn bó lâu dài với công ty hay không
Hơn nữa khi được làm với sản phẩm, dịch vụ mà mình am hiểu và yêu thích thì khả năng gắn bó, nhiệt huyết với công việc sẽ rất cao.
 
Cách tốt nhất để chọn ngành là hãy tìm công việc thực tập từ khi còn là SV năm 2, chịu khó đi làm xa, chịu khó làm không lương để có cơ hội cọ xát, trải nghiệm môi trường doanh nghiệp. Bạn có ít nhất 4 cơ hội để trải nghiệm 4 ngành trong 2 năm cuối ĐH
 
Chịu khó vào website các công ty thuộc ngành mình muốn làm xem họ tuyển vị trí gì, đọc thật kỹ các JD họ đăng tuyển và nghĩ, cảm nhận về công việc.

2️⃣ Sau khi chọn được ngành thì hãy chọn Công ty.

Bước này bắt đầu khó hơn nhiều, bạn thử tham khảo những cách sau
  • Research xem trong ngành mình chọn có những công ty nào, bao gồm cả nước ngoài và nước trong. Chọn ra khoảng 10 công ty đầu ngành tìm hiểu sâu
  • Lên LinkedIn network với các anh, chị đã/đang làm ở các công ty này
  • Theo dõi và tham gia các hoạt động mà có sự xuất hiện của các công ty mình quan tâm (Workshop, Job fair, Quảng bá sản phẩm,…). Tranh thủ liên hệ/network với các anh, chị là NV của công ty trong những buổi này, đặc biệt là anh, chị làm Tuyển dụng/HR
  • Khi bạn có network với Recruiter/HR của công ty hãy tìm hiểu sâu hơn về cách tổ chức công việc, quy trình TD ở đây. Nếu có cơ hội ứng tuyển thì tham gia và hỏi thêm. Phần lớn Recruiter khó gắn bó với công ty là vì quy trình làm việc (Chỉ đứng sau lý do “sếp”).

Phần tiếp theo: 

3️⃣ Cần học gì để bắt đầu?
4️⃣ Chọn sếp hay chọn công việc?
4️⃣ Khó khăn, thử thách trong nghề là gì?
5️⃣ Headhunt hay Internal?
 

*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.