10
Share:

Mình có một vài chia sẻ trên quan điểm cá nhân sau khi xem report:

  • Report này chỉ mang tính chất tham khảo, đặc biệt là mức lương do data chủ yếu lấy từ thông tin đăng tuyển của các công ty khi “post job” trên VNW và thường các công ty khi đăng tuyển đều ghi mức lương cao nhất hoặc cao hơn mức công ty thực trả (Khoảng 10% – 20%) để thu hút ứng viên.
  • Mức lương trên report là mức lương CAO NHẤT chứ không phải tính trung bình.
  • Cá nhân mình rất đồng tình với report ở chỗ dự báo về kỹ năng “hot” trong năm này và sắp tới là Javascript, sắp tới là thời đại của React Native, NodeJS, Big Data, bạn nào muốn “có giá” hơn thì nên nghiên cứu món này luôn và ngay.

  • Gần 50% dân IT được khảo sát nói là sẽ nhảy việc nếu lương và phúc lợi tốt hơn: Điều này rất chuẩn xác, muốn thu hút dân IT khoảng dưới 7 năm kinh nghiệm thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là lương, phúc lợi.
  • Làm sao để được tăng lương trong năm 2017? Câu trả lời chiếm tỉ lệ lớn nhất trên report là HIỆU QUẢ LÀM VIỆC (39%). Theo mình điều này chưa đúng hoàn toàn vì ít có công ty nào có ngân sách tăng lương nhiều vì hiệu quả làm việc, thường ngân sách này chỉ ưu tiên cho một số “key person”. Lương các bạn IT nhận được trước giờ, hiện tại và 1-2 năm tới vẫn là yếu tố CUNG – CẦU thị trường quyết định nhiều nhất. Chỉ cần các bạn có kĩ năng phù hợp thì các công ty nước ngoài mới vào sẵn sàng phá giá ngay để tuyển được bạn. Điều này cũng có rủi ro là một số công ty chỉ trụ được ở Việt Nam thời gian ngắn – dưới 3 năm vì chi phí nhân lực quá cao.
  • Có một điểm gặp nhau giữa Ứng viên (UV) và Nhà tuyển dụng (NTD): Cơ hội thăng tiến. UV quan tâm và NTD cũng “hứa hẹn” ở điểm này. Kinh nghiệm mình thấy trừ một vài công ty outsourcing rất lớn (trên 1000 người) có lộ trình phát triển nghề nghiệp khá bài bản cho Nhân viên, tuy nhiên tỉ lệ được thăng tiến cũng không cao vì để được thăng tiến bạn giỏi không chưa đủ mà phải là rất giỏi (Cả kỹ năng chuyên môn, tư duy và kỹ năng mềm). Còn ở các công ty làm product thì hầu như đều chưa có lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể cho các bạn vì điều này rất khó làm. Khó là vì sản phẩm phục vụ người dùng internet đặc thù là thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu người dùng và yêu cầu công nghệ (thông thường là 6 tháng đến 1 năm là thay đổi rất nhiều) nên rất khó để xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên (NV) vì bản thân các “sếp” bên trên còn chưa trả lời được họ sẽ đi đâu về đâu, sản phẩm họ đang làm có thực sự kiếm được tiền và tiếp tục phát triển hay không. Vậy nên dân IT muốn phát triển nghề nghiệp tốt thì tốt nhất là đừng trông chờ quá nhiều vào công ty mà hãy chịu khó nắm bắt thông tin thị trường và tự học hỏi, nghiên cứu cái mới. Ngược lại, các công ty cũng nên không nên nói quá nhiều về việc có nhiều cơ hội thăng tiến cho NV khi tuyển dụng vì thực tế không có nhiều chỗ để cho các bạn “thăng và tiến”. Ngoài ra, dân IT giờ nhảy việc vì bị bạn bè, sếp cũ rủ rê là chủ yếu. Công ty muốn tuyển được người phù hợp thì chịu khó trả lương cao để tuyển được bạn “key”, thế giới còn lại đề bạn đó lo.

Bài viết trên mình đã publish khoảng đầu 2018 nên mình viết dựa trên báo cáo của VNW năm 2017, mình chủ yếu chia sẻ một số cách phân tích và quan điểm, góc nhìn dựa trên báo cáo này, một số thông số có thể có sự thay đổi và cập nhật vào năm 2018. 

*Photo: Internet