Đây là câu hỏi phỏng vấn mà gần như UV nào cũng được hỏi nhưng không phải ai cũng có thể trả lời ngon lành. Câu này rất quan trọng để Nhà Tuyển dụng (NTD) một lần nữa đánh giá tổng thể về sự chuẩn bị, những mối quan tâm của ứng viên, dữ liệu trả lời trong câu hỏi này sẽ được xem xét, đối chiếu rất kỹ với những câu trả lời trước trong buổi phỏng vấn.
Gợi ý một số hướng trả lời (Là đặt câu hỏi để chọn việc)
Ngay trong buổi phỏng vấn: Hỏi kỹ hơn về công việc, môi trường, đồng nghiệp, cấp trên của vị trí đang phỏng vấn. Nếu có chỗ nào chưa rõ trong bản MTCV thì đây là cơ hội tốt nhất để tìm hiểu thêm.
- Vị trí này sẽ giải quyết vấn để gì cho team/công ty trong ngắn hạn (6 tháng) và dài hạn (1 năm trở lên)
- Vị trí này cần đạt được những KẾT QUẢ gì trong thời gian thử việc, 6 tháng và 1 năm tới?
- Đâu là những khó khăn, thử thách thường gặp của vị trí này?
- Vị trí này sẽ được cung cấp những nguồn lực nào và sẽ được cấp trên sẽ hỗ trợ như thế nào để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức?
- Kết quả công việc của vị trí này thường được đánh giá qua những yếu tố, thước đo gì,…tracking ra sao?
Khi PV cho các vị trí cấp Manager trở lên thì cần hỏi kỹ câu – – và hỏi thêm 2 ý: Thẩm quyền ra quyết định và cách thức phân bổ ngân sách hoạt động dành cho đơn vị/phòng ban mình phụ trách.
Trong buổi PV chỉ nên hỏi bấy nhiêu thôi, nếu muốn hỏi gì thêm thì hãy dành khi nhận được offer
Sau khi nhận được offer:
- Hỏi kỹ lương gross và net
- Nếu các vị trí có KPI cụ thể (Như Sales) thì hỏi kỹ KPI/Target khi thử việc và sau thử việc
- Mức lương đóng bảo hiểm
- Chính sách lương tháng 3 và performance bonus
- Thời gian làm việc và các quy định liên quan
- Các loại PHỤ CẤP (Nếu có), chỗ này đặc biệt lưu ý: Phụ cấp là công ty có thể cắt bất cứ lúc nào mà không deal với Người LĐ, chỉ có lương là tăng thì dễ mà giảm thì khó (Ở góc độ công ty)
- Chính sách Bảo hiểm sức khoẻ cho cá nhân và người thân (Hỏi kỹ hạn mức NỘI TRÚ, NGOẠI TRÚ)
- Cơ hội được học tập, đào tạo và phát triển như thế nào → Nên hỏi nhưng phải thật cụ thể được học món gì, điều kiện/ngân sách ra sao, ràng buộc thế nào,…
Cần hạn chế hỏi những câu mang tầm vĩ mô, chiến lược hoặc nhạy cảm (Nghe đồn công ty sắp bán chẳng hạn) nếu bạn chỉ là ứng tuyển cho một vị trí chuyên viên. Ví dụ câu hỏi tầm chiến lược: Em thấy đối thủ A làm cái này, cái kia rất tốt không biết chiến lược sắp tới của công ty mình thế nào?
Hạn chế hỏi/không cần hỏi:
- Những câu chung chung như: Môi trường làm việc ở đây như thế nào? Văn hóa công ty, văn hóa của team mình ra sao?
- Lộ trình phát triển nghề nghiệp, định hướng phát triển lâu dài của vị trí?
*Photo: Internet
*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.