Viết tiếp cho bạn quan tâm nghề Tuyển dụng
Phần 3: CHỌN SẾP HAY CHỌN CÔNG VIỆC?
Có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của bạn khi đi làm ở môi trường doanh nghiệp:
- Tính chất công việc
- Người quản lý
- Thu nhập
Tính chất công việc
Khi phải làm công việc mà không thuộc thế mạnh, sở trường, sở thích của bạn trong ngắn hạn vẫn ổn nhưng về lâu dài thì sẽ rất mất sức, dẫn đến căng thẳng. Vậy nên chọn được công việc phù hợp với tính cách, sở thích là rất quan trọng. Cái khó là làm sao biết mình thích hay phù hợp với công việc gì?
Bạn có thể tìm cho mình câu trả lời của các câu hỏi sau:
- Bạn thường được người khác khen tặng mình điều gì?
- Đâu là công việc bạn từng làm mà không biết chán, cho dù rất mệt nhưng vẫn có động lực để làm?
- Bạn hay sai sót điều gì trong công việc, học tập?
- So với bạn bè trong lớp/cùng trang lứa thì bạn có điểm gì khác biệt với họ?
- Tưởng tượng sau 3 năm nữa, khi bạn bè cũ gặp lại bạn, họ sẽ nói gì về bạn?
Hỏi, trả lời xong chưa đủ đâu mà phải:
- Tìm hiểu về các công việc mà mình nghĩ là có thể phù hợp với mình: Tham gia các group/diễn đàn đọc các bài viết; Nghe podcast nói về nghề nghiệp
- Kết nối với các anh, chị đang làm công việc mà mình quan tâm/muốn làm để hỏi thêm
- Tìm job thực tập và trải nghiệm nhiều môi trường/công ty khác nhau cho cùng 1 job
- Nếu có điều kiện thì tìm cho mình một người Coach/Mentor về định hướng nghề nghiệp
Sếp
Chắc trên 80% các bạn đi làm bị ảnh hưởng bởi phong cách, tính cách, chuyên môn của người sếp đầu đời nếu làm với họ đủ lâu (Chắc tầm 01 năm trở lên). Vậy nên phải biết chọn mặt gửi vàng, hãy chủ động chọn sếp trong khoảng 3 năm đầu đi làm, khi có nghề rồi thì sếp chọn mình và chọn qua chọn lại.
Làm thế nào để chọn sếp?
- Dĩ nhiên là đi phỏng vấn ngồi nói chuyện trực tiếp và phải biết đặt câu hỏi. Phần này các bạn quan tâm cách đặt câu hỏi thì ibx riêng cho mình nhe.
- Tìm hiểu kỹ profile của sếp tương lai xem họ từng là sếp của ai rồi kết nối với người đó tham khảo thêm (Người từng là NV của sếp). Sếp xịn là NV của họ cũng xịn nên nếu thấy các bạn NV từng làm với sếp đó rồi ra ngoài làm công ty xịn hơn, vị trí oách hơn là ngon. Nên kết nối và tham khảo 2-3 người trở lên, càng nhiều càng tốt.
- Vì là bạn mới vào nghề nên sếp nhất định phải giỏi chuyên môn và là người không giấu nghề.
- Tìm hiểu các profile mạng xã hội của sếp tương lai để có thêm thông tin. Đây cũng là một thử thách về mặt skill đối với người làm TD (Searching)
- Tìm hiểu ai từng là sếp của sếp tương lai của mình
Cá nhân mình đi làm cũng thuộc dạng “sát” sếp, mỗi năm đổi sếp ít nhất 1 lần, có khi 2-3 lần và mình nhận ra: Đã là sếp thì ít nhiều cũng có những điểm hay để mình học hỏi và việc của chúng ta là thích nghi với sếp. Tuy nhiên, khoảng 3 năm đầu đi làm thì khả năng ứng biến thích nghi thường chưa tốt nên nhất thiết phải chọn sếp tốt.
*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.