10
Share:

Tốc độ của niềm tin – Tác giả Stephen R. Covey – Đây cũng là tác giả của quyển “7 thói quen hiệu quả”

[Cách đây hơn 5 năm mình được tiếp cận quyển này do chị sếp của sếp mình kêu gọi các Manager trong phòng chia nhau ra đọc, tóm tắt và chia sẻ, đến giờ đọc lại mình mới thực sự hiểu được giá trị của việc này cũng như giá trị của quyển sách này]

Niềm tin là gì?

Niềm tin là sự tin cậy. Trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. Khi bạn tin ai bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất, đạo đức và năng lực của họ. Tin vào bản thân đã khó, đừng nói là tin người khác.

Trong tổ chức: Giảm niềm tin → Tốc độ giảm → Chi phí tăng

    • Thuế niềm tin: Đó là phí tổn cho sự thiếu niềm tin nhưng không thể hiện trên bản kê thu nhập
  • Cổ tức niềm tin: Khi có niềm tin mạnh mẽ thì cổ tức bạn nhận được là động lực nâng cao và cải thiện mọi khía cạnh của công việc và cuộc sống.

Niềm tin là biến số ẩn trong công thức thành công của công việc và cuộc sống.

S x E = R

S = Strategy

E = Exercution

R = Result

(S x E) x T = R (T = Trust)

Năng lực lãnh đạo then chốt là khả năng xây dựng, phát triển và khôi phục niềm tin với tất cả đối tượng liên quan đến hoạt động Doanh nghiệp, bao gồm khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư và đồng nghiệp.

Định kiến về niềm tin:
  • Niềm tin là trừu tượng → Rất cụ thể, có thực và định lượng được, no tác động đến tốc độ và chi phí.
  • Niềm tin đến rất chậm → Không gì nhanh bằng tốc độ của niềm tin.
  • Niềm tin chỉ có thể xây dựng bằng sự chính trực → Niềm tin phụ thuộc vào cả tính cách (bao gồm sự chính trực) và năng lực.
  • Niềm tin có thể được tạo và huỷ hoại.
  • Không thể khôi phục niềm tin một khi bị đánh mất → Khó nhưng được.
  • Người ta không thể dạy về niềm tin → Có thể rèn luyện, học được cách xây dựng và biến nó thành một lợi thế chiến lược.
  • Tin tưởng vào người khác là quá rủi ro → Không tin ai càng rủi ro hơn.
Niềm tin hoạt động như thế nào?

Niềm tin được hình thành trên 2 yếu tố: Tính cách và năng lực

    • Tính cách: Sự chính trực, động cơ, ý định của bạn với người khác.
  • Năng lực bao gồm: Khả năng, kỹ năng, thành tích, hiệu quả

Tính cách là yếu tố bất biến trong mọi hoàn cảnh, năng lực thay đổi theo hoàn cảnh. Để xây dựng niềm tin cần để ý: Nhìn nhận, nói năng, ứng xử.

5 làn sóng của niềm tin
  • Niềm tin vào chính mình – Sự tín nhiệm (Credibility)
  • Niềm tin trong mối quan hệ – Hành vi nhất quán (Consistent behavior)
  • Niềm tin trong tổ chức – Sự liên kết (Alignment)
  • Niềm tin trên thương trường – Uy tín (Reputation)
  • Niềm tin trong xã hội – Cống hiến (Contribution)

download (16).jpg
Làn sóng thứ nhất –  NIỀM TIN VÀO CHÍNH MÌNH

4 yếu tố cốt lõi của sự tín nhiệm:

  • Sự chính trực: Đó là sự nhất quán giữa ý thức bên trong và hành động bên ngoài
  • Ý định: Đó là động cơ và những hành vi bắt nguồn từ đó, niềm tin lớn mạnh khi động cơ chúng ta ngay thẳng và đặt trên cơ sở lợi ích chung
  • Năng lực: Đó là Tài năng, quan điểm, kỹ năng, kiến thức và phong cách
  • Kết quả: Là các thành tích, hiệu quả công việc, hoàn thành đúng công việc được giao.

Thiếu niềm tin vào chính mình là do xem nhẹ và không thực hiện cam kết của bản thân → Mất dần sự tín nhiệm

* Yếu tố cốt lõi thứ nhất – Sự chính trực

Sự chính trực:

Mọi người đều nói chính trực là trung thực, tuy nhiên nhiều người không thực sự hiểu rằng trung thực không chỉ là nói đúng sự thật mà còn thể hiện sự trung thực đó. Người ta nói đúng sự thật nhưng thể hiện khác đi, đó không phải là trung thực. Hầu hết các nhà quản lý đều cho là mình trung thực, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy đa số Nhân viên không tin cấp quản lý của họ thực sự trung thực hay thành thật trong giao tiếp.

Tính chính trực đương nhiên bao gồm tính trung thực và bao hàm ít nhất 3 phẩm chất khác: Sự đồng nhất (Suy nghĩ và hành động); Tính khiêm tốn; Sự can đảm.

Biện pháp nâng cao tính chính trực:

  1. Đưa ra và thực hiện cam kết với bản thân.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như đặt báo thức và dậy chứ không phải tắt ngủ tiếp. Lưu ý:

  • Không đưa quá nhiều cam kết nếu không thực hiện được hết;
  • Tôn trọng cam kết với chính mình như cam kết với người khác;
  • Đừng đưa cam kết tuỳ tiện thiếu suy nghĩ, cam kết phải xuất phát từ sự khiêm tốn chứ không phải sĩ diện.
  1. Chuẩn mực đạo đức: Phân tích rõ mục đích sống hoặc giá trị cá nhân
  2. Tâm hồn rộng mở: Thể hiện 2 phẩm chất khiêm tốn và can đảm, khiêm tốn để thừa nhận những điều chưa biết và can đảm để thay đổi, áp dụng.

* Yếu tố cốt lõi thứ 2 – Ý định

Tầm quan trọng của ý định và một số vấn đề liên quan: Ý định phát sinh từ tính cách.

Chúng ta có khuynh hướng phán xét bản thân qua ý định của mình nhưng phán xét người khác qua hành vi của họ. Chúng ta thường suy đoán ý định người khác căn cứ vào tính cách và kinh nghiệm của bản thân chúng ta. Người khác thường không tin chúng ta vì họ kết luận dựa vào cách họ đánh giá hành vi của chúng ta.

Chúng ta cần chủ động tác động đến những kết luận của người khác bằng cách trình bày rõ ý định của mình

Ý định bao gồm:

  • Động cơ – Lý do khiến bạn làm một việc, động cơ tạo được niềm tin lớn nhất là sự quan tâm chân thật với mọi người.
  • Kế hoạch hành động – Hướng đến lợi ích chung.
  • Hành động vì lợi ích cao nhất của tập thể.

Làm thế nào để nâng tầm ý định?

  1. Tinh chỉnh động cơ: Đặt câu hỏi Why 5 lần và
  • Xác định các nguyên tắc có khả năng đem lại kết quả mà bạn mong muốn
  • Cần sự giúp đỡ để thay đổi từ nội tâm và tìm người giúp
  • Ứng xử theo tính cach của mẫu người mà bạn muốn trở thành
  1. Nói rõ ý định của bạn: Cần thành thật và thực tế
  2. Nếp nghĩ rộng rãi: Rộng lượng là một nếp nghĩ, lối sống và mục đích sống, nó là yếu tố cơ bản để chúng ta được người khác tín nhiệm.

* Yếu tố cốt lõi thứ 3 – Năng lực

Tài năng, quan điểm, kỹ năng, kiến thức và phong cách

* Yếu tố cốt lõi thứ 4 – Kết quả

Kết quả gì và bằng cách nào?

Để tạo được niềm tin nới người khác, chúng ta không phải chỉ chú tâm đến việc lập thành tích mà cần phải để mọi người biết đến những thành tích đó của mình.

Làm thế nào để nâng cao thành tích?

  • Chịu trách nhiệm với kết quả của mình, tập trung vào lết quả hơn là hành động và sẵn sàng chịu trách nhiệm với kết quả công việc của mình.
  • Kỳ vọng chiến thắng, khi có kỳ vọng mạnh mẽ chúng ta sẽ đạt được kết quả to lớn.
  • Quyết tâm về đích.

believe in relationship.jpg

Làn sóng thứ hai – NIỀM TIN TRONG MỐI QUAN HỆ

13 hành vi ứng xử:

1. Nói thẳng

Phần lớn người ta ít nói dối hoàn toàn nhưng thường nguỵ tạo hành vi nói thẳng như nói quanh co, lấp lửng, nước đôi, nịnh bợ, phô diễn và tệ hơn nữa là thêu dệt nhằm xuyên tạc suy nghĩ, hành động của người khác.

Nếu người ta can đảm thoát ra thói giả tạo và nói ra sự thật thì việc giao tiếp sẽ rõ ràng hơn, họp hành bớt đi, ngắn gọn hơn và đi thẳng vào vấn đề, lúc đó niềm tin tăng lên, tốc độ tăng và chi phí giảm.

Trung thực, nói sự thật để người khác biết lập trường của bạn. Dùng ngôn ngữ giản dị, gọi đúng tên bản chất sự thật. Đừng xuyên tạc người khác hay bóp méo sự thật và không tránh né sự thật.

2. Tôn trọng người khác

Bày tỏ lòng tôn trọng người khác và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc họ một cách chân thành, tôn trọng phẩm chất của mọi người, không phân biệt vai trò của họ.

3. Hành động minh bạch

Nói đúng sự thật để người khác có thể kiểm chứng. Luôn thực tế và chân thật, cởi mở và xác thực, không giấu giếm.

4. Sửa chữa sai lầm

Khi say lầm hãy nhanh chóng xin lỗi, cố gắng chuộc lỗi và đền bù những tổn thất do mình gây ra. KHông nên che đây lỗi lầm và đừng để tính tự ái cản trở hành vi sửa chữa sai lầm.

5. Thể hiện sự trung thành

Luôn ghi nhận công lao xứng đáng của người khác, nói về người khác như thể họ đang hiện diện trước mặt bạn, đừng nói xấu sau lưng người khác, đừng tiết lộ thông tin cá nhân người khác.

6. Tạo ra thành quả – Năng lực

Xác lập thành tích, làm đúng việc và phấn đấu tạo ra thành quả. Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và không vượt kinh phí. Đừng hứa hẹn quá nhiều và thực hiện quá ít, đừng tìm cách biện minh khi không đạt được thành quả.

7. Cầu tiến – Năng lực

Gửi phiếu thăm dò:

    • Điều gì chúng ta đang thực hiện mà nên tiếp tục?
    • Điều gì chúng ta đang thực hiện mà nên dừng?
  • Điều gì chúng ta chưa làm mà bây giờ nên làm?

Không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn. Thiết lập các hệ thống thông tin phản hồi cả chính thức lẫn không chính thức, xem xét những ý kiến phản hồi mà bạn nhận được. Hãy cảm ơn những người đã góp ý kiến.

8. Đối mặt với thực tế

Đừng loanh hoanh tránh né những vấn đề thực tế, đừng chạy trốn và hãy nhìn thẳng vào sự thật.

Tại sao người ta không muốn đối diện với thực tế?

  • Họ muốn được lòng mọi người, không muốn mình là người mang đến những thông tin không hay.
  • Sợ mất mặt.

9. Xác định rõ các kỳ vọng

Hầu hết mọi cuộc xung đột đều là hậu quả của những kỳ vọng không được đáp ứng. Kết quả là gì gì? Ai là người thực hiện? Thời hạn ra sao, mức chi phí bao nhiêu? Làm thế nào để đo lường kết quả? Làm thế nào để biết được khi nào công việc được xem là hoàn tất? Khi nào và ai chịu trách nhiệm cả về tiêu chuẩn lẫn kết quả cuối cùng?

Hãy nêu các kỳ vọng, bàn bạc, công nhận các kỳ vọng của nhau, cùng thương lượng nếu cần. Đừng chủ quan cho rằng mình biết rõ các kỳ vọng của người khác.

10. Nhận trách nhiệm

Không thể quy trách nhiệm cho một người nếu họ không biết rõ điều chúng ta kỳ vọng. Bản thân chúng ta chịu trách nhiệm và buộc người khác chịu trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm về mình và yêu cầu mọi người phải có trách nhiệm. Thông tin rõ ràng cách thức bạn và mọi người đang làm, đừng tìm cách đỗ lỗi cho người khác khi công việc thất bại.

11. Lắng nghe trước tiên

Lắng nghe trước, nói sau. Đừng tự cho rằng bạn đã biết tất cả mọi lời giải đáp hay mọi câu hỏi.

12. Giữ cam kết

Nói ra điều bạn sẽ làm và hãy làm điều bạn nói. Thận trọng khi cam kết và hãy giữ đúng điều cam kết đó. Hãy xem việc giữ lời hứa là biểu hiện danh dự của bản thân, trong mọi trường hợp đừng biện bạch cho sự thất hứa.

13. Tin vào người khác

Hãy tin người khác và họ sẽ đáp lại bằng sự chân thành; nếu bạn đối xử tuyệt vời với họ, họ sẽ cho bạn thấy họ tuyệt vời như thế nào. Đặt niềm tin vào những người bạn thực sự tin cậy và đặt niềm tin có điều kiện đối với những người mà bạn chưa thực sự tin họ. Chúng ta cần học cách đặt niềm tin vào người khác tuỳ theo hoàn cảnh, mức độ rủi ro và sự đáng tín cậy (Tính cách và năng lực) của họ. Đừng khép kín niềm tin chỉ vì rủi ro.

xay-dung-niem-tin-voi-khach-hang-khi-kinh-doanh-online-2.jpg

Làn sóng thứ ba – NIỀM TIN TRONG TỔ CHỨC

Nguyên tắc: Xây dựng mối liên kết

Ở công ty có niềm tin thấp, văn hoá ứng xử thường thấy: Thông tin bị ém nhẹm, bưng bít; mọi người thổi phồng sự thật theo hướng có lợi cho mình; những ý tưởng mới bị phản đối và vô hiệu; họp hành tràn lan, không hiệu quả; mức độ nhiệt tình thấp;…

Công ty có niềm tin cao: Thông tin được chia sẻ công khai; nói chuyện thẳng thắn và đối mặt với vấn đề; thái độ giao tiếp và hợp tác thật lòng; rất ít cuộc họp vô bổ; hành động minh bạch; tinh thần trách nhiệm cao;…

Làm cách nào để tác động đến sự thay đổi của tổ chức?

Áp dụng 4 yếu tố cốt lõi và tự hỏi:

  • Chính trực: Tổ chức bạn có sự chính trực không? Các bạn có biết mình đang đại diện cho những giá trị gì không? Cơ cấu, hệ thống quản lý có dựa trên sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau không? Có xây dựng được văn hóa trung thực và khiêm tốn không? Có lắng nghe ý kiến của nhau không? Chúng ta có thừa nhận sai lầm không? Các bạn có đủ can đảm để đối mặt với những vấn đề gai góc? Hệ thống có khuyến khích việc ứng xử có đạo đức?
  •  Ý định: Tổ chức bạn có ý định tốt không? Có văn hóa chăm sóc nhau không? Có quan tâm đến khách hàng không? Hệ thống tổ chức có khuyến khích chia sẻ ý tưởng, thông tin thoải mái không? Hay nó khiến người ta giữ lại những điều họ biết?
  • Năng lực: Những kỹ năng chuyên môn nào tổ chức bạn yêu cầu? Tổ chức có đủ điều kiện tạo nên giá trị không, có thu hút và duy trì TASKS (tài năng, thái độ, kỹ năng, kiến thức và phong cách) để cạnh tranh trên thương trường không? Bạn có chọn đúng người đúng việc không? Bạn có liên tục cải tiến và đổi mới?
  • Kết quả: Tổ chức có thẩm đạt được các kết quả mong muốn, có thực hiện được những gì đã cam kết? Khách hàng có giới thiệu công ty bạn cho người khác không?

Nếu bạn nhận ra tổ chức của mình thiếu những nhân tố trên thì nên đầu tư nhân tố đó để tạo cơ sở xây dựng niềm tin

  • Để nâng cao sự CHÍNH TRỰC trong tổ chức: Tạo văn hóa biết giữ và thực hiện đúng cam kết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cấp lãnh đạo, nhất là trong những vấn đề nhỏ nhặt. Một số tổ chức, người lãnh đạo dường như không tôn trọng những cam kết nhỏ nhặt và dần dà mọi người cũng xem nhẹ những cam kết trong nội bộ.
  • Để cải thiện Ý ĐỊNH trong tổ chức: Tạo ra những tấm gương về thái độ chân thành quan tâm đến người khác. Trong tổ chức dù chỉ có mộ người – đặc biệt là người đó thuộc cấp lãnh đạo – thể hiện sự tôn trọng hay quan tâm người khác cũng gây được tác động đến cả tổ chức. Xây dựng những hệ thống, chủ trương vì lợi ích chung, bao gồm các thỏa thuận trách nhiệm công việc, khen thưởng các hành vi hợp tác.
  • Để nâng cao NĂNG LỰC chuyên môn trong tổ chức: Xây dựng cơ cấu và hệ thống tổ chức có khả năng thu hút và giữ chân người tài. Thường xuyên tổ chức huấn luyện và tư vấn qua những chương trình paht1 triển để đảm bảo mọi người đều bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của thời đại.
  • Để nâng cao KẾT QUẢ trong tổ chức: Xây dựng nhận thức chung về mục tiêu, thành quả mong muốn của tổ chức và tạo ra văn hoá mà mọi ngườideu962 có cơ hội thường xuyên trình bày về thành tích của mình chứ không chỉ được nêu trong cac báo cáo tổng kết.

7 loại thuế khi không có niềm tin trong tổ chức

  1. Sự dư thừa: Bộ máy quản lý đa tầng nấc, cơ cấu trùng lặp, kiểm soát lẫn nhau
  2. Tệ quan liêu: Những quy định, chính sách, quy trình rườm rà, không cần thiết.
  3. Tình trạng bè phái nội bộ
  4. Thiếu nhiệt tình trong công việc: Nhân viên chỉ làm việc vừa đủ để hưởng lương, không năng nổ, sáng tạo.
  5. Người trong rời bỏ: Nhân tài bỏ đi vì không được tin cậy gây cho họ cảm giác bị xúc phạm.
  6. Người ngoài quay lưng: Khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà đầu tư và cả Ứng viên tiềm năng.
  7. Gian lận

“Khi tập quán đạo đức [Các giá trị văn hoá] được tôn trọng thì luật lệ nào cũng không cần thiết; khi đạo đức không được tôn trọng thì không có luật lệ nào có thể thực thi”. Vì vậy điều quan trọng là phải củng cố tập quán văn hoá hay giá trị đạo đức vì đó là cơ sở để mọi người tuân thủ luật lệ ở bất cứ nơi đâu.

7 loại cổ tức khi có niềm tin

  1. Làm tăng giá trị (cho cổ đông, khách hàng)
  2. Kích thích tăng trưởng: Khách hàng mua thường xuyên hơn, nhiều hơn và giới thiệu cho người khác, doanh thu, lợi nhuận tăng, chi phí giảm.
  3. Đẩy mạnh đổi mới: Sự đổi mới và sáng tạo đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết như chia sẻ thông tin, không quan tâm công lao thuộc về ai, không ngại mắc sao lầm và tinh thần hợp tác. Tất cả những điều này đều là kết quả của niềm tin mạnh mẽ lẫn nhau trong tổ chức.
  4. Tăng cường cộng tác: Sự cộng tác trong nội bộ, với khách hàng, nhà cung ứng.
  5. Thắt chặt quan hệ đối tác: Các hợp đồng dựa trên cơ sở niềm tin chứ không phải những thỏa thuận nghiêm ngặt, các điều khoản phạt sẽ mang nhiều cổ tức niềm tin cao hơn. Đó không phải là sự cả tin, mà phải trải qua một quá trình.
  6. Thực thi chiến lược hiệu quả hơn: Công ty có văn hoá tin cậy cao có khả năng thực thi chiến lược tốt hơn các công ty thiếu niềm tin.
  7. Nâng cao lòng trung thànhcủa những người liên quan như đồng sự, nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhà phân phối)

trust
Làn sóng thứ tư – NIỀM TIN TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

Đó là thương hiệu hay danh tiếng của công ty.

Xây dựng thương hiệu bằng cách nào? Hãy áp dụng 4 yếu tố cốt lõi và 13 hành vi, hãy xem xét từ góc độ khách hàng và tự hỏi:

Hãy tự hỏi:

  • Chính trực: Thương hiệu của chúng ta có chính trực không? Chúng ta có được tin tưởng vì trung thực không? Chúng ta có những giá trị nào để mọi người tin tưởng và tín nhiệm không? Chúng ta có đủ danh tiếng trên thị trường để có thể dũng cảm thành thật thừa nhận và sửa chữa sai lầm?
  • Ý định: Thương hiệu của ta có thể hiện thiện ý không? Liệu mọi người cho rằng chúng ta “chỉ chạy theo lợi nhuận” hay họ cảm thấy chúng ta thực sự quan tâm và muốn giúp mọi người cùng có lợi?
  • Năng lực: Thương hiệu của chúng ta có chứng tỏ được khả năng không? Mọi người có gắn thương hiệu của chúng ta với chất lượng, sự ưu việt và liên tục cải tiến? Liệu chúng ta có được thừa nhận khả năng “hoàn thành mục tiêu” theo hướng xây dựng niềm tin không?
  • Kết quả:Thương hiệu của chúng ta có gắn liền với kết quả?Mọi người có cảm thấy chúng ta đem lại cho họ kết quả như chúng ta đã hứa? Tên tuổi chúng ta có gắn với thành tích tốt? Liệu mọi người có giới thiệu thương hiệu của chúng ta với người khác?

Làn sóng thứ năm – NIỀM TIN TRONG XÃ HỘI

Nguyên tắc chính để xây dựng niềm tin trong xã hội là sự cống hiến, nó trở thành ý định đền đáp, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm và trở thành mộ nhu cầu thiết yếu của xã hội.

speed-quote

Khơi dậy niềm tin

Nhiệm vụ đầu tiên của người lãnh đạo là tạo được niềm tin. Chính khả năng này tạo nên sự khác biệt chủ yếu giữa một nhà quản lý và một người lãnh đạo. Xây dựng được niềm tin chính là tạo nên nền tảng tạo nên thành công cho mọi doanh nghiệp và mọi mối quan hệ.

Trao gửi “Niềm tin sáng suốt”

Khi tin bất cứ ai hoặc không tin ai đều là sai lầm như nhau, như vậy làm thế nào để có thể trao gửi “niềm tin sáng suốt” để có cổ tức cao nhất và ít rủi ro nhất?

Cơ cấu niềm tin sáng suốt bao gồm 2 yếu tố” Huynh hướng tin cậy và khả năng phân tích. Khuynh hướng tin cậy chủ yếu là vấn đề tình cảm và phụ thuộc vào tính cách của mỗi người. Khi bạn có khuynh hướng tin cậy cao và khả năng suy xét cao thì kh3 năng trao gửi niềm tin sáng suốt càng cao.

Để nâng cao khả năng suy xét cần quan tâm 3 biến số sau: Cơ hội, Rủi ro và Khả năng tín nhiệm. Hãy tự đặt câu hỏi:

1. Cơ hội là gì?

2. Rủi ro có thể là gì?

  • Những kết cục có thể xảy ra làgi2?
  • Những kết cục nào chắc chắn?
  • Tầm quan trọng và khả năng trông thấy của các kết cục?

3. Khả năng tín nhiệm của những người liên quan là gì?

Phần cuối của sách tác giả một lần nữa khẳng định niềm tin đã mất có thể được khôi phục ở mọi cấp độ nếu chúng ta thực sự quyết tâm làm điều đó, có thể chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, khổ sở và mất nhiều thời gian cho việc này, 4 yếu tố cốt lõi và 13 hành vi chính là công cụ hữu hiệu để khôi phục niềm tin nếu chúng ta lỡ đánh mất niềm tin nơi người khác.

Khi người khác đánh mất niềm tin của bạn thì trước hết cũng đừng vội phán xét, hãy đặt mình vào vị trí của họ mà suy xét đồng thời cũng không nên vội vàng tha thứ.

Hãy tin người là điều cuối cùng tác giả nhắn nhủ độc giả. Trao niềm tin sáng suốt bằng khả năng cân bằng khuynh hướng tin cậy với khả năng phân tích để đem đến cho chúng ta sự suy xét đúng, giúp tối đa hoá cổ tức niềm tin và giảm thiểu rủi ro.

Nhìnn chung phần sau (khoảng một phần ba nội dung) sách hơi nhiều ví dụ và nội dung cũng chưa thực sự thú vị lắm, theo mình nên đọc lướt.

*Photo: Internet