10
Share:

[Đọc, cảm nhận, tóm tắt và chia sẻ]

  1. Lý do đọc sách chậm:
  • Đọc kỹ, cho dù đọc kỹ đến đâu thì sau thời gian ngắn vẫn sẽ quên.
  • Chướng ngại không phải là “tốc độ đọc chậm” mà là ám ảnh đọc kỹ với mong muốn chụp lại 100% những gì sách viết. Giá trị của việc đọc là gặp được 1% giá trị xứng đáng và phù hợp với bản thân. Đọc nhiều sách, tích cóp nhiều cái 1% để tạo thành “khối liên kết lớn”.
  1. Xây dựng thói quen đọc sách
  • Đọc vào một khung giờ cố định trong ngày. Lý tưởng nhất là sáng sớm vì tinh thần thoải mái, khả năng tiếp thu cao. Bên cạnh khung giờ thì khung cảnh cũng quan trọng. Cá nhân mình hay đọc sách vào sáng sớm lúc mới thức dậy, pha cafe, không gian yên tĩnh, tinh thần thoải mái cùng với mùi cafe quen thuộc tạo khung cảnh tuyệt vời để tiếp thu những điều mới mẻ trong sách.
  • Tạo thói quen đọc ít nhất 10 phút – 15 phút mỗi ngày. Thời gian đọc ngắn ít nhiều sẽ tạo cảm giác “ngày mai muốn đọc nữa”. Hạn chế đọc trước khi ngủ vì thường sẽ ngủ luôn mà không đọc được tí nào.
  • Ưu tiên chọn sách có thể đọc nhanh (Tiểu thuyết, truyện dài thường không thể đọc nhanh)
  • Luôn đọc cuốn “khác với ngày hôm qua”, không nên đọc 1 cuốn quá 10 ngày vì nảy sinh cảm giác ngán, lý tưởng nhất là 1 cuốn trong 1-2 ngày.
  1. Để đọc sách mà không quên
  • Nhớ ít thôi và để nhớ được thì nên viết ra.
  • Đọc sách = hít thở, hít vào là đọc, thở ra là ghi chép Ghi những gì mình thấy phù hợp (Câu trích dẫn). Tác giả có chỉ ra phương pháp đọc sách hô hấp bằng 4 bước, các bạn quan tâm nên tham khảo.

c6f255ee-fb86-11e7-acb6-2e995a9a3302.jpg

  1. Quy luật đọc lướt: Để ý 3 điểm:

4.1. Các tác giả thường tạo ra sự khác biệt cho quyển sách bằng cách lồng ghép câu chuyện bản thân vào trong sách. Đây là thông tin không quá quan trọng có thể lướt.

4.2. Ví dụ và trải nghiệm đằng sau chủ trương và lý luận. Cấu trúc sách thường gặp: “Lý luận” – “Ví dụ” – “Lý luận” (Tóm tắt lại) và chỉ cần đọc kỹ phần tóm tắt.

4.3. Những diễn đạt quá khích khơi dậy kỳ vọng (các bạn đọc thêm phần này trong sách, cá nhân mình thấy không quan trọng và chỉ cần nắm và vận dụng tốt 2 điểm trên là đã có thể đọc nhanh hơn gấp đôi.

  1. Bốn bước để tốc độ hoá việc đọc

5.1. Đọc kỹ Lời nói đầu và Mục lục.

5.2. Đọc 5 dòng đầu và 5 dòng cuối của từng đề mục. Liên quan điểm 4.2 của quy luật đọc lướt.

5.3. Tìm ra đoạn nào nên đọc kỹ: Trước khi đọc một quyển sách phải xác định rõ “mục đích đọc” (Mình muốn thu được điều gì từ quyển sách).

5.4. Thay đổi nhịp điệu đọc nhanh, chậm.

  1. Nhớ những gì đã đọc
  • Ghi lại những dòng mẫu, nội dung tâm đắc
  • Không nên gạch chân hay high-light vì có bao giờ xem lại đâu mà ghi ra quyển sổ nhỏ có thời gian thì xem lại sẽ thuận tiện hơn.

Có một chương tác giả khuyên cách lựa chọn sách mình chỉ tâm đắc một ý là nên đọc những quyển mà người khác đọc rồi gợi ý, cho dù đó không phải là thể loại sách mình thích.

Kết: Tác giả có thể đọc 2 quyển/ngày (700 quyển/năm), đây là con số rất khủng và nếu mình làm được như thế thì quả là tuyệt vời. Bản thân mình đã thử áp dụng những điều tác giả chia sẻ và cải thiện được tốc độ đọc gấp đôi. Hiện tại mình đọc 2 ngày hết 1 quyển tầm 300 trang (mất khoảng 2 tiếng, mỗi ngày khoảng 1 tiếng vào sáng sớm).

Bạn nào mong muốn đọc nhiều sách nhưng đọc chậm và lười giống mình thì nên đọc tham khảo quyển này 🙂

*Photo: Internet