📌 Các bước để tham gia chương trình
- Mentee (MTE) xác định mục tiêu, kết quả đạt được sau chương trình
- MTE điền Form đăng ký tham gia
- Mentor (MTR) và MTE đặt lịch gặp online để làm rõ mục tiêu và kết quả mong đợi của MTE
- Hai bên thống nhất mục tiêu, thời gian và phí đầu tư tham gia
- Bắt đầu quá trình mentoring
- Review quá trình mentoring và kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu
📌 Câu hỏi thường gặp
1. Làm thế nào để tôi biết, tôi xác định được mục tiêu, kết quả mong đợi đạt được khi tham gia chương trình?
Bạn có thể dựa trên:
- Task/nhiệm vụ được cấp trên giao;
- Khó khăn/rào cản bạn đang gặp: Giao tiếp chưa hiệu quả với cấp trên, đồng nghiệp hay partner high-level; Cải thiện mối quan hệ giữa bạn với một/một vài đối tượng trong công việc (Sếp, đồng nghiệp,…); Kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong công việc chưa đủ để thực hiện tốt công việc;
- Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài;
- Mong muốn cải thiện thu nhập/vị trí công việc/niềm tin, mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp
Nếu bản thân bạn chưa xác định được thì MTR có thể hỗ trợ giúp bạn xác định một cách cụ thể.
Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: “Khi nào thì tôi cần một Mentor?”
2. Thời gian & thời lượng chương trình diễn ra trong bao lâu?
- Thời lượng: Phụ thuộc vào mục tiêu của MTE ở mục 1 bên trên. Thông thường để đạt kết quả rõ ràng, MTR sẽ đồng hành cùng với MTE liên tục trong khoảng 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Thời gian: Phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung thỏa thuận, MTR & MTE có thể xếp lịch gặp định kỳ (1-2 tuần/lần, 1-2 giờ/lần) hoặc theo lịch do 2 bên thống nhất.
- Hình thức: Để tăng mức độ linh hoạt, thuận tiện và giải quyết vấn đề kịp thời khi MTE có vấn đề cần hỗ trợ, hình thức mentoring chủ yếu là Online. Đồng thời, mentoring online sẽ tạo thói quen để trường hợp dịch bệnh xảy ra, quá trình mentoring không bị gián đoạn. Ngoài ra, MTR & MTE có thể sắp xếp gặp offline do 2 bên thống nhất khi có nhu cầu.
3. Cách thức diễn ra của quá trình mentoring như thế nào?
Trước khi bắt đầu buổi mentoring:
- MTE xác định vấn đề/nội dung cần trao đổi/giải quyết (Dựa trên mục tiêu ban đầu hoặc tình hình công việc cụ thể đang gặp) và thông báo cho MTR (có thể qua điện thoại, các kênh chat, email…)
- MTR và MTE đặt lịch gặp
Trong buổi mentoring:
- MTE chia sẻ vấn đề/nội dung cần giải quyết và xác định các kỳ vọng
- MTR hỗ trợ để phân tích làm rõ vấn đề, tìm giải pháp và thống nhất kế hoạch hành động (action plan)
- MTR cung cấp thêm các góc nhìn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cung cấp các biểu mẫu, công cụ cần thiết (Nếu có)
- Chốt action plan
Sau buổi mentoring:
- MTE thực hiện action plan
- Liên hệ trao đổi với MTR (có thể qua điện thoại, các kênh chat, email…) nếu gặp khó khăn, cần hỗ trợ từ MTR
- Đặt lịch cho buổi tiếp theo để review kết quả, đúc kết và chuẩn bị cho mục tiêu tiếp theo.
4. Nếu MTE không đạt được các kết quả kỳ vọng thì sao?
Trước khi tham gia, hai bên có ký thỏa thuận và MTE sẽ được hoàn 100% phí đầu tư nếu không đạt được kết quả.
5. Nội dung, chủ đề nào có thể thực hiện quá trình mentoring với Mentor Trần Vũ Thanh?
5.1. Tuyển dụng
Tất cả các lĩnh vực ngành nghề
- Xây dựng JD, Khung năng lực và công cụ đánh giá tuyển chọn cho từng vị trí
- Tạo nguồn & Viết content hiệu quả
- Quản lý dữ liệu Ứng viên, tổng hợp phân tích và thực hiện các báo cáo tuyển dụng
- Giải quyết mâu thuẫn, làm việc hiệu quả với các partner
- Xây dựng trải nghiệm ứng viên & các template trong tuyển dụng
- Lập kế hoạch và ngân sách tuyển dụng
- Xây dựng, quản lý và thúc đẩy hiệu suất team Tuyển dụng
- Thiết kế nội dung đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho tuyển dụng
- Xây dựng yêu cầu, đánh giá tuyển chọn Thành viên cho team Tuyển dụng
- Xây dựng lộ trình nghề nghiệp và phát triển kỹ năng toàn diện cho Recruiter
- Định hướng bản thân, thay đổi & lựa chọn công việc phù hợp và ứng tuyển thành công trong HR/Tuyển dụng
Riêng lĩnh vực IT:
- Bao gồm tất cả các nội dung trên
- Chuyển từ mảng khác (tuyển dụng mảng khác hoặc chưa làm tuyển dụng) sang tuyển dụng IT (IT Recruiter)
- Kiến thức, kinh nghiệm & kỹ năng làm việc với các partner trong mảng tuyển dụng IT
- Ứng tuyển các cơ hội nghề nghiệp mảng Tuyển dụng IT
5.2. HRBP
- Xây dựng JD, Orgchart và chức năng nhiệm vụ các Phòng ban
- Lập kế hoạch ngân sách nhân sự (Budget/headcount plan)
- Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho các vị trí
- Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích cho từng phòng ban
- Xây dựng quy trình làm việc nội bộ cho HR và các phòng ban
- Hoàn thiện hệ thống chính sách Nhân sự cho Phòng ban phụ trách
- Cải thiện hiệu suất làm việc cho Phòng ban
- Giải quyết mâu thuẫn trong công ty/đơn vị phụ trách
- Xây dựng và triển khai các hoạt động nội bộ, gắn kết đội ngũ
5.3. Đào tạo, phát triển
- Xây dựng chính sách, quy trình đào tạo
- Thu thập nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cho toàn công ty
- Các bước xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo
- Cập nhật các xu hướng đào tạo, phát triển và gợi ý triển khai
5.4. Xây dựng thương hiệu cá nhân & thương hiệu nhà tuyển dụng
- Tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân cho Recruiter
- Đánh giá thực trạng, nguồn lực và tư vấn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
5.5. Xây dựng chính sách, quy trình cho HR
5.6. Cải thiện hiệu suất công việc cá nhân và các tình huống khác
6. Khác biệt giữa chương trình Mentoring và tham gia lớp Training là gì?
- Khác biệt lớn nhất khi tham gia quá trình mentoring:
- Khi tham gia training, mục tiêu chương trình do Trainer quyết định dựa trên mong muốn, trải nghiệm của Trainer. Mục tiêu của quá trình mentoring do MTE quyết định và sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn mà MTE đang gặp trong công việc
- Mentoring không dạy lý thuyết tổng thể, chỉ cung cấp kiến thức nền tảng liên quan nhằm giúp MTE có thêm công cụ để hoàn thành mục tiêu của mình.
- Mentor giống như “Thư viện” mà bạn đang sở hữu, bất kỳ khi nào bạn gặp vấn đề trong công việc bạn đều có thể liên hệ nhờ Mentor hỗ trợ, kể cả những vấn đề công việc nằm ngoài phạm vi mục tiêu đã thoả thuận và trong khả năng của Mentor.
📌 Lưu ý quan trọng:
- Để đạt được bất kì mục tiêu nào, bạn cần có Mindset + Toolset + Skillset. Mentor chỉ cung cấp cho bạn Mindset và Toolset chứ không làm thay bạn. Muốn có kết quả và đạt được SkillSet cho mình thì bạn phải “hành động” & MTR chỉ đồng hành với các MTE có “cam kết hành động”. Nếu bạn chỉ muốn “tham gia cho biết” mà không “cam kết hành động”, rất tiếc, MTR phải từ chối bạn và đây cũng không phải là thời điểm bạn cần MTR.
- MTR đồng thời thực hiện các công việc sau cho Mentee, bên cạnh mentoring:
- Training: Cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng cần thiết
- Coaching: Đặt câu hỏi giúp bạn gợi mở thêm nhiều góc nhìn mới cho vấn đề của mình
- Consulting: Cung cấp cho bạn thêm phương pháp, công cụ, thông tin, nguồn lực hỗ trợ để hoàn thành
📌 Phí đầu tư cho một chương trình Mentoring là bao nhiêu?
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của MTE, sau khi MTR và MTE thống nhất mục tiêu sẽ xác định thời gian/thời lượng và đề xuất phí đầu tư phù hợp.