Thăng tiến là một khái niệm mà mỗi người sẽ có những cách hiểu hay chuẩn mực khác nhau để đánh giá, ví dụ:
- Lên lương hay lên chức
- Là được làm scope công việc rộng hơn
- Là được trao quyền nhiều hơn
- Thăng tiến chỉ là cùng một việc A nhưng ngày hôm nay làm nhanh hơn, hiệu quả hơn ngày hôm qua
- Thăng tiến, đơn giản nhất đó là SỰ GHI NHẬN
Vậy để trả lời câu hỏi này của UV thì người PV có thể:
- Hỏi lại UV để hiểu rõ bạn thực sự nghĩ hay mong muốn điều gì khi nói đến thăng tiến: Em có thể chia sẻ giúp anh/chị là em đang hiểu như thế nào về sự thăng tiến? (Hoặc “Khả năng thăng tiến ý em là sao heng?”) Em đang kỳ vọng hay mong muốn điều gì về sự thăng tiến ở job này?
- Sau khi UV chia sẻ thì có thể hỏi đào sâu hơn theo hướng: Theo em thì để đạt được từ đây (Vị trí hiện tại) đến đó (Điều mà UV nghĩ/chia sẻ về sự thăng tiến) thì bản thân em cần làm gì hay cần đạt được các kết quả gì trong công việc?
- UV trả lời xong câu trên thì người PV cũng có thêm thông tin để nhận định về mục tiêu, tham vọng nghề nghiệp của UV và một số góc nhìn khác, đồng thời bản thân UV cũng nhận ra được thăng tiến hay không phần lớn đến từ phía họ chứ không hẳn là công ty.
- Tiếp theo mới chia sẻ cho UV về các cơ hội của vị trí này cũng như điều kiện kèm theo, cách thức đánh giá hay cơ sở để quyết định trao cơ hội mới cho NV. Lúc chia sẻ nhớ nhấn mạnh: Bạn chỉ được thăng tiến thì bạn đạt hiệu quả xuất sắc ở vị trí hiện tại.
Phần lớn UV hỏi câu này thì điều họ thực sự quan tâm là: Sự GHI NHẬN, cách thức mà công ty GHI NHẬN sự đóng góp của NV như thế nào.
Có nhiều bạn chia sẻ câu hỏi này nên để cho Line Manager/Trưởng BP của vị trí đang PV trả lời sẽ hay hơn, mình thì không nghĩ vậy. Bên chuyên môn hay HR trả lời đều tốt nếu hiểu được điều mà UV nghĩ.
Góc nhìn từ phía UV – là người hỏi câu khả năng thăng tiến: Bạn sẽ thấy nếu bạn hỏi một câu chung chung về khả năng thăng tiến thì phần lớn bạn sẽ nhận được câu trả lời chung chung mà cty nào cũng có thể nói như thế, đảm bảo không sai nhưng chắc chắn bạn sẽ không thoả mãn với câu trả lời.
(Hình chụp post của một bạn trong group HR)
Vậy làm thế nào để nhận được câu trả lời như mong muốn?
- Trước hết bạn phải xác định được bạn thực sự “muốn” gì hay đạt được điều gì trong ngắn hạn (Một năm trở lại) và dài hạn hơn (2-3 năm hay 5 năm nếu bạn nghĩ được) khi tham gia vào công ty.
- Hỏi nhà TD để hiểu rõ công việc trước khi hỏi đến cơ hội thăng tiến và một khi hiểu rõ công việc rồi thì có thể trình bày: Tôi đặt mục tiêu như vầy…., nếu có cơ hội tham gia vào công ty ở vị trí hiện tại, có thể chia sẻ giúp tôi:
– Khó khăn, thách thức của vị trí này?
– Công ty/sếp của tôi sẽ hỗ trợ được gì? Nguồn lực nào tôi sẽ được cung cấp để tôi có thể vượt qua các khó khăn, thử thách trên?
Khi đi làm, nói về sự thăng tiến thì phần lớn là nằm ở Nhân viên chứ không phải công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng hay không hay lộ trình ra sao.
Rất ít công ty xây dựng được lộ trình một cách rõ ràng chi tiết hay thậm chí là họ có đấy nhưng có follow theo hay không lại là câu chuyện khác vì nó tuỳ thuộc vào bối cảnh, tình hình phát triển kinh doanh của công ty, đặc biệt là tuỳ thuộc vào biểu hiện của NV.
Lộ trình thăng tiến cũng không phải do Line Manager của bạn sắp xếp cho bạn đâu mà bản thân mình phải tự xác định, công ty chỉ là cái môi trường để chúng ta đạt được điều đó.
Bản thân bạn đã thực sự “thăng tiến” nhưng công ty không ghi nhận thì tìm cơ hội ở công ty khác, lo gì.
Vậy nên tốt nhất đừng hỏi câu này trong buổi phỏng vấn. Không riêng câu này mà bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn hỏi nhà TD trong buổi PV thì hãy tự trả lời trước rồi mới quyết định xem có cần hỏi hay không.
*Photo: Internet
*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.