10
Share:
 
 
1️⃣ HRBP chỉ là Title, ở Việt Nam, công việc của vị trí ở mỗi công ty là khác nhau và cũng không có chuẩn nào quy định HRBP thì phải làm cái này, được làm cái kia,…mà tuỳ vào mục tiêu/mong muốn của công ty ở từng giai đoạn và chiến lược HRD hay trùm cuối của HR
 
2️⃣ Gần đây nhiều công ty có title HRBP phần lớn là để bắt kịp xu hướng, dễ tuyển dụng/giữ chân nhân sự mảng HR, mô hình hay công việc thực sự thì…vô rồi mới biết. Đôi khi bạn đang làm Tuyển dụng ở công ty A, qua công ty mới title là HRBP nhưng công việc thì…không khác mấy so với ở công ty cũ.
 
3️⃣ Hai nhóm công việc mà các bạn có title HRBP làm nhiều nhất: Tuyển dụng hoặc Quan hệ lao động
 
4️⃣ Khi chuyển từ mảng khác qua HRBP thì tỷ lệ nhiều nhất là từ Tuyển dụng/TA
 
5️⃣ Bạn muốn làm công việc của HRBP thì không nhất thiết phải có chức danh HRBP, càng không phải đi học một lớp/chứng chỉ về HRBP thì sẽ dễ tìm việc có title HRBP
 
6️⃣ Hai năng lực cốt lõi mà đa phần những người làm HRBP bị thiếu nên không đóng tròn vai của mình là “Sự trao quyền” và “Quản lý ngân sách”. Bạn có đi học chuyên gia đẳng cấp quốc tế mà về công ty thiếu 2 món này thì cũng khó thành công.
 
7️⃣ Hai công việc “khó nuốt” nhất của HRBP là Xây dựng cơ cấu tổ chức và Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc
 
8️⃣ Nghiệp vụ của HRBP ở mỗi công ty là khác nhau và gần như không có đi sâu nghiệp vụ HR cụ thể nào cả mà tuỳ cơ cấu, tuỳ nhu cầu. Nhiệm vụ cuối cùng của HRBP (Cũng là của HR) là làm cho tổ chức hoạt động HIỆU QUẢ hơn
 
9️⃣ Công ty muốn chạy tốt mô hình HRBP thì phải có đội CoE và team HR Share Service mạnh, kết hợp với Quy trình, chính sách đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra cũng cần trang bị cho BU Head các kiến thức về HR for non-HR Manager
 
🔟 Kỹ năng mà HRBP phải trau dồi, vận dụng nhiều nhất khi làm công việc của mình là GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ và GIAO TIẾP, XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
 
1️⃣1️⃣ Để chuyển từ title khác trong HR sang HRBP thì có 2 con đường phổ biến: (1) là gắn bó đủ lâu trong một lĩnh vực, ngành nghề (Ví dụ làm trong mảng Banking) rồi apply thẳng vô job có title HRBP của công ty cùng ngành; (2) là g apply vô job có title tương tự ở công ty có sẵn mô hình HRBP rồi chờ cơ hội xin chuyển qua HRBP. Đây chỉ là điều kiện ĐỦ, còn điều kiện CẦN quan trọng hơn nữa.
 
1️⃣2️⃣ Điều kiện CẦN cũng chính là đặc điểm chung của 2 hướng, vậy nên vấn đề không phải là đi học nghiệp vụ HRBP để được tuyển làm HRBP. Đi học thì lúc nào cũng tốt, không bổ ngang cũng bổ dọc nhưng nếu xác định học để dễ tìm job thì bạn cần cân nhắc kỹ
 
1️⃣3️⃣ Kiến thức, mô hình, phương pháp, biểu mẫu,…giữa lý thuyết và thực hành trong job HRBP là một khoảng cách rất lớn vì số 6️⃣ ở trên và vì đặc thù của mỗi công ty hay thậm chí là đặc thù của từng đơn vị, phòng ban trong công ty.

*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.