10
Share:
Bài viết thuộc chuỗi bài viết TUYỂN DỤNG – BẠN BIẾT GÌ VỀ NGHỀ NÀY?
Phần 1️⃣: Phân biệt một số thuật ngữ trong nghề 👉 Đọc thêm
Phần 2️⃣: Định hướng nghề nghiệp trong mảng Tuyển dụng
2.1. Nên chọn Công ty nhỏ hay Tập đoàn lớn?
2.2. Mới vào nghề nên tiếp cận công việc Tuyển dụng như thế nào?
2.3. Học hỏi kinh nghiệm và phát triển chuyên môn
2.3.1. Tìm kiếm công việc Tuyển dụng như thế nào?
2.3.2. Làm thế nào để phát triển mạng lưới mối quan hệ tốt với nhiều đối tượng
Phần 3️⃣: Công việc và yêu cầu chi tiết cho từng cấp độ nghề nghiệp
 
_____

Phần 2: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG MẢNG TUYỂN DỤNG

Có một số bạn thắc mắc là nên làm tuyển dụng ở công ty nhỏ hay công ty lớn thì tốt hơn? Với kinh nghiệm của mình thì sẽ không có câu trả lời tuyệt đối, mỗi môi trường cty nhỏ và lớn đều có những ưu và nhược điểm khác nhau
 

2.1. Nên chọn Công ty nhỏ hay Tập đoàn lớn?

Đối với Công ty nhỏ (Quy mô dưới 200 người):
  •  Tính linh hoạt cao, việc ra quyết định nhanh chóng vì không có nhiều tầng, nhiều cấp quản lý, thông thường mọi quyết định đều nằm chỗ CEO, khi cần thiết thì rất dễ “break rule” (ví dụ offer lương cao hơn ngân sách ban đầu).
  • HR thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác như hành chánh, quan hệ đối ngoại, thậm chí là kế toán.
  • Chưa có quy trình bài bản, đây là một cơ hội (để build) và cũng là thách thức (mọi thứ có khả năng sẽ lộn xộn, không có quy định gì cả)
  • Ngân sách cho hoạt động nhân sự không nhiều, thông thường với các công ty quy mô nhỏ thì các ông chủ thường tập trung vào lợi nhuận hơn nên chưa đầu tư nhiều vào việc phát triển con người (họ đã có dàn “key” là Ban Giám đốc công ty có thể giải quyết được hầu hết mọi chuyện).
  • Thường không có chiến lược, kế hoạch rõ ràng cho hoạt động HR mà phải chạy theo nhu cầu của các bộ phận nên sẽ rất bị động và thường không được đánh giá cao.
➡️ Nhìn chung là bạn được làm nhiều thứ nhưng ít có cơ hội làm chuyên sâu, bạn sẽ lên chức rất nhanh nhưng chỉ tương thích với các công ty có quy mô tương tự hoặc bé hơn và càng về lâu dài bạn càng ít có cơ hội tham gia vào các tập đoàn lớn, vì ở các tập đoàn này họ đánh giá cao sự chuyên sâu và ở góc độ cá nhân nếu bạn tham gia vào tập đoàn lớn thì mặc định bạn sẽ bị “down level”.
 
Đối với Tập đoàn lớn:
  • Mọi thứ đều quy củ nên khi cần “break rule” thì rất khó, phải được sự phê duyệt từ công ty mẹ cấp vùng, cấp tổng công ty,..
  • Những gì mình phân tích bên trên công ty nhỏ thì ở tập đoàn lớn đều ngược lại và điểm sáng lớn nhất mình thấy là ở tập đoàn lớn bạn sẽ được học mọi quy trình, chính sách rất bài bản chuyên nghiệp, cơ hội làm sâu về chuyên môn và khi nhảy việc cơ hội bạn sẽ tốt hơn (phù hợp cả tập đoàn lớn và cty nhỏ và thường nếu sang công ty nhỏ level/title của bạn sẽ lên rất nhanh). Bên cạnh đó HR luôn có vai trò rõ ràng và tiếng nói nhất định trong công ty. Chiến lược hoạt động của công ty luôn gắn liền với hoạt động HR nên mọi thứ làm sẽ được chủ động hơn.
  • Điểm hạn chế lớn nhất khi làm tập đoàn lớn là bạn ít có cơ hội biết các mảng khác trong HR mà mình không trực tiếp làm, vì vậy bạn cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với các anh, chị ở mảng khác đồng thời nếu có cơ hội thì xin được tham gia hỗ trợ để học hỏi thêm.
    Startup vs Big Company: Which is better?

2.2 Mới vào nghề tiếp cận công việc Tuyển dụng như thế nào?

  •  Trước hết bạn phải hiểu được Nhân sự là làm gì, làm Tuyển dụng là làm gì trước khi đi tìm việc
  • Tìm chỗ thực tập/ Công việc part time
    – Ngay từ năm 3 ĐH nên tìm chỗ thực tập, làm ở headhunter hay internal đều tốt.
    – Có thể bắt đầu bằng công việc nhập liệu thông tin UV hoặc searching (Tìm UV theo một số yêu cầu)
    – Sẵn sàng chấp nhận làm không lương, đi làm xa để học hỏi kinh nghiệm thực tập/part time ít nhất 3- 6 tháng và cố gắng “bỏ túi” các kỹ năng, kinh nghiệm sau:
✅ Cách thức trao đổi với UV (Gọi ĐT/email mời PV/mời ứng tuyển; Đón tiếp UV khi đến PV)
✅ Quy trình tuyển dụng: Bao gồm các bước nào? Mỗi bước làm thế nào? Ai chịu trách nhiệm? Vì sao lại làm như thế?
✅ Các biểu mẫu (template) khi liên hệ với UV (Mời ứng tuyển; Mời PV; Thư cảm ơn sau PV; Cách gửi offer;…)
✅ Kỹ năng tìm kiếm CV trên các kênh
✅ Đánh giá hiệu quả của các kênh tuyển dụng
✅ Tuyển được một số vị trí junior
✅ Cách thức tổ chức dữ liệu UV
✅ Cách thức post job ở một số kênh
✅ Cách viết một thông báo tuyển dụng
✅ Nếu có cơ hội thì tham gia một chương trình Jobfair (JF) từ đầu đến cuối: Chuẩn bị, tham gia, đánh giá sau khi tham gia (Để tổ chức JF thì cần chuẩn bị gì; Tốn bao nhiêu nhân sự tham gia; Kết quả mang lại là gì; Vì sao tham gia JF ở trường này mà không tham gia ở trường kia,…)
✅ Thu thập data ứng viên
 
Đường tăng trưởng (Growth Curve) là gì? Đặc điểm

2.3. Học hỏi kinh nghiệm và phát triển chuyên môn

❓Tìm kiếm công việc Tuyển dụng như thế nào?
Môi trường làm việc phù hợp và có nhiều cơ hội học hỏi, phát triển về chuyên môn:
  •  Nếu có cơ hội thì làm headhunt 1-2 năm sau đó chuyển sang làm internal và ngược. lại
  • Được tuyển nhiều vị trí ở nhiều mảng và nhiều cấp bậc/level khác nhau (Có thể trừ C level)
  • Được tham gia đầy đủ các bước trong quy trình tuyển dụng: Làm rõ yêu cầu, tìm kiếm UV, phỏng vấn, deal lương
  • Có KPI đánh giá rõ ràng, chi tiết ➡️ Ít nhất là có báo cáo chi tiết hàng tháng về tình hình tuyển dụng
  • Có ngân sách cho tuyển dụng (Ít nhất là được mua gói search, post job các kênh)
  • Tốt hơn nữa là các công ty có đầu tư cho hoạt động Employer Branding
  • BGĐ đánh giá và nhận định đúng đắn vai trò của tuyển dụng và Công ty có sự tăng trưởng tốt
Nếu không thể học hỏi được nhiều từ cấp trên trực tiếp thì hãy tìm Mentor cho mình để được dẫn dắt và nên gắn bó với công ty ít nhất là từ 1-2 năm.
 
❓Khi nào thì bạn cần một Mentor?
  •  Khi cấp trên trực tiếp của bạn chưa phải là người giỏi chuyên môn Tuyển dụng
  • Khi bạn làm nhiều việc mà đôi khi bạn không chắc chắn được rằng việc bạn làm đã là tốt nhất chưa?
  • Khi bạn nhận một nhiệm vụ/công việc mới nhưng cấp trên trực tiếp của bạn cũng chưa phải là chuyên gia trong mảng này
  • Khi công ty có nhiều cơ hội được làm để trải nghiệm nhưng bạn và cấp trên của bạn có vẻ chưa “hợp nhau” lắm, lúc này rất cần một Mentor để hỗ trợ bạn “quản lý” sếp bạn cho thật tốt, từ đó mới làm việc hiệu quả được
  • Khi bạn muốn phát triển bản thân nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu hoặc hướng đi cụ thể sẽ như thế nào?
❗️ Bạn cần tìm hiểu kỹ nếu có cơ hội ứng tuyển vào các công ty MNC (Công ty đa quốc gia) vì:
  • Thường chỉ làm công việc hỗ trợ, ít được tuyển trực tiếp và không nhiều cơ hội làm “full” quy trình tuyển dụng
  • Tính linh hoạt không cao do bị kiểm soát bởi công ty mẹ/vùng. Không nên làm “thợ tuyển” quá lâu nếu chỉ tuyển mass với số lượng lớn và liên tục (Bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng – Tuyển sales, Nhân viên cửa hàng/siêu thị). Kinh nghiệm mình thấy chỉ nên tiếp tục tuyển mass sau 1-3 năm nếu có cơ hội được ứng dụng tool/công nghệ đễ hỗ trợ, lúc đó Recruiter mới có thời gian để nghiên cứu đào sâu các kỹ thuật, phương pháp nhằm giúp gia tăng hiệu quả tuyển dụng. Ngược lại, Recruiter nên tìm thêm cơ hội để được tham gia tuyển đa dạng các vị trí, đa dạng các level hoặc cơ hội để được trải nghiệm, trau dồi thêm về kỹ năng quản lý/lead team.
❓Xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều đối tượng
👉 Hiring Manager:
  • Cùng tham gia phỏng vấn chuyên môn
  • Thường xuyên nói chuyện, trao đổi về các vị trí mình phụ trách, UV, thị trường ➡️ Ăn sáng/ăn trưa, đi nhậu/cafe, chơi thể thao cùng
  • Chủ động tìm hiểu kiến thức chuyên môn liên quan vị trí đang tuyển
👉 Senior HR, các Recruiter khác (Bao gồm cả trong và ngoài công ty, Cả trong cùng ngành và ngoài ngành)
  • Tham gia các hội thảo chuyên ngành/talk show/sinh hoạt chuyên đề/offline/workshop online
  • Chia sẻ kinh nghiệm/share CV ứng viên (Nguyên tắc: CHO RỒI MỚI NHẬN)
👉 Ứng viên
  •  Xem UV là khách hàng/partner
  • Phản hồi đầy đủ
  • Lưu trữ, cập nhật data chính xác
  • Chủ động mời cafe
  • Chia sẻ, tư vấn khi cần thiết

❓Tham gia các Khóa học, Chương trình đào tạo chuyên môn
Bạn có thể tham khảo các chương trình đào tạo của Thanh phối hợp cùng Better You TẠI ĐÂY

Bài viết chia sẻ trên góc nhìn và kinh nghiệm cá nhân, Thanh rất vui khi được đón nhận những góp ý, chia sẻ thêm của anh, chị và các bạn để những người quan tâm có thêm những góc nhìn đa chiều về chủ đề này
*Photo: Internet
 
*** Bản quyền bài viết thuộc về Trần Vũ Thanh. Cá nhân chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng ghi rõ nguồn Coach Trần Vũ Thanh hoặc tranvuthanh.com. Tổ chức, trang web, các hội nhóm cần chia sẻ, đăng lại, trích dẫn, sử dụng bài viết vui lòng liên hệ trước qua email tranvuthanh.coach@gmail.com.