10
Share:
Có lẽ ai đi làm vài năm, làm sếp hoặc thậm chí chưa làm sếp đều có trải nghiệm ngồi phỏng vấn Ứng viên cho BP/Phòng ban của mình và phần lớn mọi người đều xem đây là việc dễ ẹc như ăn chè, hỏi thôi mà, có gì đâu mà khó. Mình cũng thấy vậy, hỏi thì không có gì khó cả, có điều hỏi sao để có được thông tin mình cần và thông tìn này giúp mình ra quyết định được thì càng khó. Hồi trước đi học coaching thầy dạy: “Chất lượng câu trả lời tuỳ thuộc vào chất lượng câu hỏi”, và càng ngày mình nhận ra điều này là rất đúng.
Hình chụp là post của một bạn trong nhóm FB dành cho dân HR, ban đầu bạn chia sẻ về câu hỏi mình đặt cho UV, sau đó dân tình cũng comment phản biện các kiểu và bạn post chia sẻ thêm lý do bạn hỏi thế. Mình thấy tình huống này có khá nhiều điểm đáng để suy ngẫm trong việc đặt câu hỏi nên có comment cả 2 bài viết, bài này mình copy lại comment của mình trong bài viết.

 

Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.

Nội dung comment

– Mình hoàn toàn đồng ý và ủng hộ việc cần thiết đánh giá là UV có chăm chỉ hay không và mình chỉ quan tâm đến tính cách này đối với các UV mới ra trường hoặc tầm 1- 2 năm kinh nghiệm trở lại. Việc làm sao đánh giá hay như thế nào là 1 người chăm chỉ thì như mình nói: Tuỳ góc nhìn mỗi người và không có đúng sai, đại loại là hợp hay không thôi.
 
– Bạn nói” Bất kỳ ai làm nghề tuyển dụng, thì vị trí cần tuyển ban đầu khi mới và nghề thường là : Nv bán hàng, nv kho, phục vụ, Công nhân, LĐPT…. ( xin tóm tắt gọi là LĐPT )” ➡️ Việc này mình nghĩ cũng không hẳn nhé, khá nhiều người bắt đầu nghề Tuyển dụng ở các cty Headhunt thì không phải tuyển LDPT, các bạn sẽ được hướng dẫn, đào tạo để tuyển các vị trí có kinh nghiệm và đi theo hướng: Ban đầu chỉ làm sourcing, approach UV nhưng chưa được tham gia trao đổi trực tiếp (Sơ vấn, phỏng vấn), sau một thời gian bạn “cứng” hơn thì có thể phụ trách tuyển 1 vị trí từ đầu đến cuối.
Mình phải phản hồi ý này để không thôi nhiều bạn trẻ đọc được post này của bạn có thể sẽ hiểu chưa đúng về career path của người làm Tuyển dụng.
 
– “Những người Chăm chỉ # sẽ có điểm chung về Nhân khẩu học là gì ? ( vd : Quê quán, Nghề nghiệp bố mẹ, thói quen giờ giấc, các cv đã từng làm … )” ➡️ Mình không nghĩ đây là những yếu tố để đánh giá một người có chăm chỉ không. VỚi góc nhìn cá nhân của mình, chăm chỉ là một tính cách và nó có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh của người đó, hay nói đúng hơn, một người sẽ chăm chỉ khi họ có ĐỘNG LỰC làm việc đủ lớn chứ không hẳn là do quê của họ, do bố mẹ họ làm gì,…như bạn nói bên trên.
Quay lại nói về mục đích câu hỏi của bạn: Như bạn chia sẻ là để đánh giá “chiều sâu phân tích, tư duy tốt” và lối tư duy, khả năng phân tích này sẽ dẫn đến chuyện TUYỂN SAI NGƯỜI.
 
Cá nhân mình nếu để đánh giá khả năng phân tích, tư duy này thì mình không chọn cách hỏi này và càng không hạn chế 10s, hơn nữa chiều sâu phân tích, tư duy và PHẢN XẠ NHANH lại là 2 yếu tố không thể đánh đồng để đánh giá trong tình huống này. Mình có thể hỏi UV theo kiểu khác: Trước giờ bạn có bao giờ tuyển sai người chưa? Bạn có thể chia sẻ 1 tình huống mà bạn đã tuyển sai người ➡️ Nghe hết câu chuyện và đặt câu hỏi thêm để có thông tin: Điều gì dẫn đến việc bạn UV kia tuyển sai người? Lý do cụ thể khiến bạn UV đó ra quyết định tuyển người bị sai đó là gì? Bạn UV đã học được gì sau tình huống đó? Và nếu có thời gian có thể hỏi thêm một vài tình huống khác tương tự.
 
Lý do bạn đưa ra câu hỏi như bạn post mình nghĩ là do: Bạn đã tự giới hạn rằng ai làm tuyển dụng cũng phải từng tuyển LDPT và từng bị tuyển LDPT sai người.
Nói một chút về thực tế công việc Tuyển dụng: Với các bạn Chuyên viên tuyển dụng khoảng vài năm kinh nghiệm thì gần như họ rất ít bị áp lực cho việc tuyển sai người, với các bạn chuyên tuyển LDPT thì áp lực này càng ít, áp lực chính của họ là TỐC ĐỘ, là NGUỒN TUYỂN, họ luôn trăn trở làm thế nào để tuyển nhanh và đáp ứng nhu cầu chứ chưa có thời gian nghĩ đến chất lượng lắm. Có chăng thì áp lực tuyển sai người là các bạn Recruitment Lead/Manager gánh. Vì vậy theo hướng bạn hỏi mình nghĩ dùng để phỏng vấn các vị trí Recruitment Lead/Manager hay các vị trí Quản lý (Thuộc BP chuyên môn) thì phù hợp hơn.
 
Riêng bạn nào quan tâm hỏi như thế nào để đánh giá UV có chăm chỉ hay không thì có thể tham khảo Khoá đào tạo KỸ NĂNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU