Hơn 5 năm trước, đang trong giờ làm đầu tắt mặt tối một cô đồng nghiệp gọi mình ra gặp riêng tâm sự. Không phải tỏ tình đâu nhe mà là tâm sự chuyện công việc, bạn kể lể một hồi về những bức xúc đang gặp với sếp, đại loại là có một vài tình huống khó xử nhưng chưa biết phải làm sao. Mình nghe rất chăm chú và sau đó tư vấn cho bạn một số cách mà theo mình là rất vi diệu để ứng phó. Kết quả là sau khi mình nói xong bạn cho mình một bài: Em đâu có cần, em chỉ là đang stress muốn chia sẻ với anh thôi chứ em không cần giải pháp cho tình huống này.
Có thể do đặc thù công việc nên thỉnh thoảng mình gặp tình huống như trên, một ai đó liên hệ chia sẻ, xin lời khuyên này nọ cho một số tình huống trong công việc. Ngày trước mình cũng nhiệt tình tư vấn ghê lắm nhưng về sau này thì bớt nhiều rồi, không phải càng già càng ích kỷ mà vì nhận thấy đôi khi lời khuyên của mình rất …tào lao.
Bên cạnh cái tào lao thì cũng còn một số vấn đề nữa
- Mình nhận thấy những người tới hỏi mình lời khuyên thì có đến hơn 90% là họ đã có giải pháp cả rồi và thậm chí là giải pháp của họ rất tốt, tốt hơn mình nghĩ nhiều. Chỉ có điều là bên trong họ còn một chút “lo sợ” nào đó hoặc thiếu một chút quyết tâm nào đó để thực hiện. Trong tình huống này mình thường hỏi lại xem thực sự họ đang lo lắng điều gì trong tình huống/quyết định của mình hoặc điều gì làm họ còn chưa thấy tự tin? Sau khi nghe trình bày, mình hỏi thêm vài câu nữa thì gần như tự họ đã có câu trả lời cho tình huống của mình.
- Đôi khi người đến xin lời khuyên họ chỉ cần một người lắng nghe, việc “làm thế nào bây giờ” lúc này không quan trọng bằng “mình muốn có ai đó thực sự lắng nghe và hiểu, thông cảm cho mình”. Chính vì vậy việc hiểu rõ mong muốn của người đang xin mình lời khuyên là rất quan trọng. Để làm được điều này mình cũng hay hỏi lại mong muốn, kết quả mà họ trông đợi từ cuộc nói chuyện với mình là gì, từ đó mình thay đổi cách tiếp cận cho phù hợp.
- Người đến chia sẻ, xin lời khuyên của mình mới là người hiểu rõ nhất tình huống họ đang gặp và chỉ có họ mới biết chính xác họ nên làm gì tốt nhất cho họ trong tình huống đó, dựa trên hoàn cảnh, mong muốn, mục đích của họ. Chính vì vậy đôi khi lời khuyên của bạn sẽ rất dễ bị phớt lờ vì bạn đang khuyên họ một vấn đề mà họ đã nắm rõ trong lòng bàn tay. Trong tình huống này mình cố gắng giúp họ hệ thống lại những thông tin, vấn đề mà họ đang gặp phải rồi truyền một chút động lực để họ thấy tự tin hơn khi ra quyết định. Nếu là một tình huống mình đã từng gặp và giải quyết thì mình có thể chia sẻ theo hướng: Trước đây mình có gặp tình huống này và giải quyết rồi, bạn có muốn nghe lại cách mình xử lý không? Nếu họ sẵn sàng lắng nghe thì mình kể. Bên cạnh đó, mình vừa lắng nghe và khen ngợi quyết định của họ vừa không chỉ giúp họ tự tin hơn vào bản thân mình mà còn giúp mối quan hệ giữa mình và người đó thêm phần vững chắc
- Đôi khi chúng ta chưa thực sự hiểu rõ hoàn cảnh, quan điểm của người tìm sự trợ giúp mà vội vàng cho lời khuyên thì có khi gây tai hại vô cùng. Giả sử một người tới kể cho mình nghe về những bức xúc trong công việc với cả sếp, đồng nghiệp, chính sách công ty,…và bạn ấy đang có ý định nghỉ việc. Nghe qua thì hợp lý quá còn gì, ai mà có thể tiếp tục đi làm trong cái bối cảnh như thế, chốt ngay, nghỉ đi em, tìm việc mới, người có năng lực như em thì đâu khó tìm công việc xứng đáng hơn,…Trong khi bạn đó đang phải nuôi con nhỏ và trả nợ ngân hàng vì vừa mua nhà trả góp,…nói tới đây chắc chúng ta cũng hình dung được lời khuyên của mình tào lao đến mức nào rồi. Trước khi cho lời khuyên thì việc hiểu rõ hoàn cảnh, quan điểm của người khác đối với mình là rất quan trọng và đặc biệt mình rất hạn chế việc ra quyết định thay người khác, chính người cần sự giúp đỡ mới là người hiểu rõ nhất họ cần làm gì trong tình huống của mình.
Lời khuyên vốn dĩ là một món quà nhưng không phải ai cũng biết cách tặng nên cần cân nhắc kỹ để tặng đúng người, đúng thời điểm thì mới có ý nghĩa. Thông thường chúng ta bị kẹt lại trong một số tình huống là do sâu thẳm bên trong mình có những NỖI SỢ. Vậy nỗi sợ xuất phát từ đâu và làm thế nào để vượt qua, để có thể ra quyết định hay hành động nhằm đạt được những mong muốn, dự định của mình trong tương lai?
Viết dông dài là để PR cho khoá học đó, một trong những điểm cốt lõi của Khoá đào tạo “COACH YOURSELF TO SUCCESS” là giúp các bạn xác định được những rào cản, nổi sợ của bản thân, đồng thời nhận thức được tiềm lực, khả năng mình đang có. Từ đó có sự phối hợp để lập kế hoạch và hiện thực hoá những dự định, mong muốn của chính mình.
Tham khảo khoá học: http://bit.ly/2tyazTq